Việt Nam đang đứng đâu trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Thái An| 02/11/2017 09:56
Theo dõi ICTVietnam trên

“Hiện tại chúng ta đang “ngơ ngác” trong một sân chơi toàn cầu với sự chi phối mạnh từ cuộc cách-mạng-công-nghệ đến người chơi và cả luật chơi”.

Ảnh minh họa. (Nguồn: MISA)

Đó là ý kiến mà đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn đại biểu TP Hà Nội - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội) thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Quốc hội.

Nhấn mạnh việc công-nghệ đang làm thay đổi xã hội nhanh chóng, các chuẩn mực, các giá trị và các trật tự đều có thể được công-nghệ biến đổi khôn lường. Đại biểu Nguyễn Phi Thường đặt câu hỏi: “Vậy, Việt Nam đang đứng đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những cơ hội thách thức lớn của chúng ta là gì?”.

Lý giải cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 là ở sự tiến hóa của máy móc, tức là công nghệ đã cho phép chuyển từ những cỗ máy con người điều khiển sang cỗ máy tự hoạt động theo trí tuệ riêng của nó, giờ máy gần như người, nhưng khác biệt là khi đủ mức trưởng thành mày vừa có trí tuệ thông minh như con người mà vẫn là một cỗ máy xử lý công việc hầu như không sai sót mà năng suất hiệu quả rất cao.

“Câu hỏi đặt ra là nền tảng công nghệ Việt Nam đang có là gì và chúng ta có đón bắt được luồng gió mới từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay không? - đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, có thể thấy thời gian qua ở đâu đó những thứ tiên tiến nhất như trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ robot là vật liệu mới như nano đã xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có mỗi thứ một ít và không thứ nào đạt đến mức nắm bắt thực sự công nghệ 4.0 và những khó khăn là rất rõ ràng.

Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, do nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam phần lớn đang chưa hoàn thành trạng thái 2.0 (tức vẫn ở dạng mông muội), người điều khiển máy đơn dùng và chưa có trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, ở một số hoạt động lại có những hệ máy tiến lên 3.0 nhưng không phải do chủ động về công nghệ mà do sự du nhập trong toàn cầu hóa và tính bắt buộc phải có dẫn dắt theo dây truyền sản xuất của thế giới. Do vậy, nền sản xuất của chúng ta trở nên phân mảnh, đứt gãy và tạo sản phẩm đầu ra nhiều khiếm khuyết và hàng hóa không có sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, hầu như trong mọi ngành nghề chúng ta sẽ vấp phải sự lựa chọn rất khó về thay đổi phương thức làm việc và trang thiết bị đi kèm. Cho rằng chúng ta buộc phải qua 3.0 trước với đặc trưng là xử lý công việc theo một hệ máy kết nối với trái tim là một máy chủ được người điều khiển. Nhưng theo đại biểu Thường, "đây là việc quá khó, bởi sự khấp khểnh trong quy trình quản trị xã hội và doanh nghiệp".

“Trường hợp lạc quan nhất nếu chúng ta đạt ngưỡng 3.0 thì so với trí tuệ nhân tạo chủ động của kỷ nguyên 4.0 thì thua rất xa. Vì thế cạnh tranh tổng thể các mặt so với thế giới sẽ rất yếu” - đại biểu Nguyễn Phi Thường nói.

Ngoài ra, Việt Nam lâu nay trông chờ vào dòng vốn FDI với sự dịch chuyển công nghệ vốn và quản trị hiện đại. Tuy nhiên, đại biểu Thường đánh giá hầu hết các ngành nghề thu hút FDI là thâm dụng lao động tài nguyên và chi phí rẻ như chi phí nhân công, ưu đãi thuế, đất đai… Bước lên 4.0 xu hướng các dòng vốn FDI sẽ quay đầu chảy về chính quốc để tận dụng sức mạnh của cách mạng công nghiệp 4.0 tại đó tốt hơn. Thế mạnh nguồn nhân lực giá rẻ rất có thể sẽ trở thành gánh nặng xã hội khi người lao động không có đủ sức cạnh tranh với những cỗ máy ngày càng thông minh và chi phí cực rẻ.

Nhìn nhận những khó khăn là rất lớn, nhưng cơ hội cũng mở ra – đại biểu Nguyễn Phi Thường cho biết, Việt Nam có 50% dân số, đa số người trẻ đã phổ cập internet, hơn 55% đang sử dụng smartphone và hơn 90% số này thường xuyên vào mạng xã hội.

“Chỉ cần giúp 1% số này đạt đến trình độ chuyên gia công nghệ hoặc trở thành nhà cung cấp doanh nghiệp lớn trên thế giới ảo thì Việt Nam đã có nửa triệu động lực 4.0, hứa hẹn sẽ tạo ra hàng trăm tỷ đô-la mỗi năm” - đại biểu Phi Thường đề xuất.

Một thực tế nhiều người Việt Nam hiện nay đã biết tận dụng sức mạnh của cách mạng công nghiệp 4.0 truy cập thế giới số, dùng sản phẩm công nghệ có thể làm giàu, có thể kinh doanh nhờ cung cấp từ xa cho khách hàng khắp thế giới sản phẩm, dịch vụ tiện lợi, như đặt chỗ, mua bán, thanh toán, vận tải,...

Có thể thấy cơ hội là có nhưng thách thức nhiều hơn, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất, một là Chính phủ cần tiên phong công bố và phổ biến chiến lược về chính sách quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, sử dụng công cụ chính sách để kích ứng sự thay đổi mạnh mẽ ở các doanh nghiệp. Khoa học công nghệ cần phải thực sự là quốc sách hàng đầu, định hướng nghiên cứu vào và phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0. Hai là nền kinh tế Việt Nam cần điều chỉnh, như sửa lại cơ cấu, thể chế thị trường và hệ thống tài chính. Chiến lược chung là hướng vào dịch vụ, thậm chí phải chủ đạo hơn công nghiệp, đó là dịch vụ du lịch, logistics, tài chính, bảo hiểm,… Đặc biệt chú trọng mở ra toàn cầu và hoạt động trên lĩnh vực bán lẻ và hệ thống kinh tế chia sẻ. Ba là làm sao để mọi lĩnh vực, ngành nghề trong nước đều xác định rõ trọng điểm đầu tư và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghệ, tức là có tri thức công nghệ, có khả năng làm chủ công nghệ, có thể thực hiện các hoạt động trong môi trường công nghệ cao.

Các nhà khoa học và nhân tài công nghệ cần được tập trung nghiên cứu trong một số tổ hợp khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia, vừa nghiên cứu sản xuất kinh doanh vừa tập trung vào công nghệ cốt lõi chính của 4.0, như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, robot,... Cần xác định đặc trưng cách mạng công nghiệp 4.0 cho Việt Nam là thông minh, đồng thời ưu tiên các tiềm năng quốc gia như nông nghiệp, giáo dục, y tế, du lịch, môi trường,... (Đại biểu Nguyễn Phi Thường)
Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có đến 86% lao động cho các ngành Dệt may và Giày dép của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động của những đột phá về công nghệ do Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nguy cơ này có thể chuyển thành con số thiệt hại không nhỏ khi các ngành như dệt may, giày dép đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho lao động trong nước. Trong 20 năm qua, tổng số lao động Việt Nam đã tăng thêm khoảng 19 triệu người, từ mức 35 triệu người năm 1996 lên 54 triệu người năm 2016. Tuy nhiên, khi máy móc làm thay con người, sự dôi dư nguồn nhân lực sẽ trở thành lực cản của quá trình phát triển trong tương lai.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam đang đứng đâu trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO