Chiều ngày 12/10/2015, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã chính thức công bố danh sách 40 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2015 (Vietnam’s Leading IT Companies). Đây là những doanh nghiệp đã được lựa chọn trong chương trình “40 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2015” do VINASA tổ chức.
Đại diện Ban tổ chức công bố danh sách 40 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2015
Vietnam’s Leading IT Companies được tổ chức lần đầu tiên năm 2014 với mục đích lựa chọn và giới thiệu các doanh nghiệp có uy tín và năng lực tốt tới các thị trường và đối tác tiềm năng; đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của ngành CNTT Việt Nam trên trường quốc tế. Chương trình đã được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao, trở thành cầu nối hữu ích thúc đẩy hợp tác cho các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường nội địa và quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Đại diện các doanh nghiệp và khách mời tại Lễ công bố danh sách
Năm 2015, Vietnam’s Leading IT Companies lần thứ 2 được triển khai từ đầu tháng 8/2015. Điểm mới của năm nay là Hội đồng bình chọn các doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam năm 2015 đã quyết định chỉ chọn 40 doanh nghiệp CNTT đáp ứng đầy đủ, ở mức độ cao các tiêu chí của chương trình để giới thiệu, quảng bá, thay vì chọn 50 doanh nghiệp như kế hoạch ban đầu.
Danh sách 40 doanh nghiệp CNTT hàng đầu VN 2015: I. Lĩnh vực BPO, ITO & KPO 1 Công ty TNHH Digi-Texx Việt Nam (Digi-Texx Vietnam) 2 Công ty TNHH Phần mềm FPT (FSOFT). 3 Công ty TNHH Fujinet (Fujinet Co., Ltd.) 4 Công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam (Harvey Nash Vietnam) 5 Công ty CP tập đoàn Hoa Sao (Hoa Sao Group JSC.) 6 Công ty CP Giải pháp Công nghệ truyền thông đa phương tiện Sáng Kiến (IMT Solutions) 7 Công ty TNHH ISB Việt Nam (IVC) 8 Công ty TNHH KMS Technology Việt Nam (KMS Technology Inc.) 9 Công ty TNHH Tư vấn và phát triển phần mềm LARION (Larion Co., Ltd.) 10 Công ty CP Phần mềm Luvina (Luvina Software JSC.) 11 Công ty TNHH Luxoft Việt Nam (Luxoft Vietnam) 12 Công ty TNHH Minh Phúc (MP Telecom) 13 Công ty CP Phát triển phần mềm Á Đông (Orientsoft) 14 Công ty TNHH Rikkeisoft (RikkeiSoft) 15 Công ty TMA Solutions (TMA Solutions) 16 Công ty TNHH USOL Việt Nam (USOL Vietnam Co., Ltd.) II. Lĩnh vực Phần mềm, Giải pháp và Dịch vụ CNTT 17 Công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo (AI Vietnam) 18 Công ty CP Phần mềm Bravo (BRAVO Software JSC) 19 Trung tâm công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ (CUSC) 20 Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (ELCOM Corp.) 21 Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm Hanel (HanelSoft) 22 Công ty CP Tập đoàn HiPT (HiPT Group) 23 Công ty Cổ phần Dịch vụ công nghệ tin học HPT (HPT) 24 Công ty CP giải pháp và nguồn lực công nghệ ITSOL (ITSOL) 25 Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu Điện (CT-IN) 26 Công ty CP Thông minh MK (MK Smart) 27 Công ty Cổ phần Net Nam 28 Công ty TNHH NTT DATA Việt Nam (NTT Data Vietnam Co., Ltd.) 29 Công ty CP Trò chơi giáo dục trực tuyến (egame) 30 Công ty CP Biển Bạc (Silver Sea) 31 Công ty TNHH Tiền Phong (TF Co., Ltd.) 32 Công ty CP Công nghệ Tinh Vân (Tinhvan Group) 33 Công ty CP Phần mềm Việt Quốc tế (VSII) III. Lĩnh vực Nội dung số, ứng dụng và giải pháp cho Mobile 34 Công ty CP Thương mại và Dịch vụ truyền thông BIHACO (BH Media) 35 Công ty CP truyền thông CENTECH (CENTECH JSC.) 36 Công ty CP Giải trí Minh Châu (Minh Chau Corp) 37 Công ty CP Dịch vụ gia tăng Mobifone (Mobifone Plus) 38 Công ty CP Truyền thông VMG (VMG) 39 Công ty CP VTC Dịch vụ di động (VTC Mobile) 40 Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC Intecom) |
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA cho biết: “40 doanh nghiệp được lựa chọn năm nay là những tên tuổi thực sự xứng đáng. Những công ty này có tổng doanh thu lên đến trên 14.300 tỷ đồng, chiếm 1/4 tổng doanh thu ngành phần mềm và nội dung số, giải quyết việc làm cho hơn 23.300 nhân lực trình độ cao, chiếm 1/6 nhân lực toàn ngành. Con số trên cũng phần nào cho thấy sự hiệu quả trong kinh doanh của những doanh nghiệp đầu ngành. Tiêu biểu cho những doanh nghiệp này phải kể đến như FPT Software là 3.035 tỷ đồng, VTC Intercom doanh thu 1.970 tỷ đồng, VMG hơn 2.361 tỷ đồng…”
Ngay sau khi quá trình lựa chọn các doanh nghiệp CNTT kết thúc, Ban tổ chức sẽ tiến hành biên soạn ấn phẩm đặc biệt “Vietnam’s 40 Leading IT Companies 2015” bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, bản in và bản mềm trên internet. Bước cuối cùng và là bước quan trọng nhất là tập chung tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá thông tin về các doanh nghiệp được lựa chọn tới trên 1000 cơ quan, doanh nghiệp lớn ứng dụng CNTT trong nước và các khách hàng, đối tác tiềm năng tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để tạo cơ hội kết nối, hợp tác, tìm kiếm các đối tác, khách hàng tiềm năng.
Ngành CNTT Việt Nam trong những năm trở lại đây đã xác lập được vị thế trên thị trường quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực BPO, IT Outsourcing, Offshoring. Việt Nam đã trở thành đối tác được yêu thích nhất tại Nhật Bản, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh liên tục nằm trong danh sách những địa điểm hấp dẫn nhất về gia công, xuất khẩu phần mềm. Việt Nam cũng đang trở thành trung tâm thu hút đầu tư của các các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như: Intel, Samsung, Canon, Microsoft… với các dự án đầu tư có giá trị nhiều tỷ USD. Vấn đề ngành CNTT Việt Nam đang cần quan tâm giải quyết là phải nâng cao hàm lượng giá trị trong các sản phẩm, giải pháp, các dịch vụ của Việt Nam thông qua việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, những xu thế mới của thế giới như SMAC, IoT. Đây chính là nhiệm vụ, mục tiêu mà các doanh nghiệp hàng đầu, các doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt thị trường.