VTV có cơ cấu tổ chức mới

PV| 20/03/2020 16:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 4/1/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Theo đó, so với quy định tại Nghị định 02/2018/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam từ 31 đơn vị giảm xuống còn 28 đơn vị.

Cụ thể, Nghị định 34/2020/NĐ-CP quy định VTV có 28 đơn vị gồm: 1- Văn phòng; 2- Ban Tổ chức cán bộ; 3- Ban Kế hoạch - Tài chính; 4- Ban Kiểm tra; 5- Ban Hợp tác quốc tế; 6- Ban Thư ký biên tập; 7- Ban Thời sự; 8- Ban Khoa giáo; 9- Ban Truyền hình tiếng dân tộc; 10- Ban Truyền hình đối ngoại; 11- Ban Văn nghệ; 12- Ban Sản xuất các chương trình Giải trí; 13- Ban Sản xuất các chương trình Thể thao; 14- Ban Biên tập truyền hình cáp; 15- Ban Thanh thiếu niên; 16- Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự; 17- Trung tâm Sản xuất phim truyền hình; 18- Trung tâm Tư liệu; 19- Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại khu vực Nam Bộ; 20- Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên; 21- Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số; 22- Các cơ quan thường trú VTV tại nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật; 23- Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình; 24- Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng; 25- Trung tâm Mỹ thuật; 26- Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình; 27- Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình; 28- Trung tâm Tin học và Công nghệ truyền hình.

VTV có cơ cấu tổ chức mới - Ảnh 1.

Các đơn vị từ (1) đến (5) nêu trên là tổ chức giúp việc Tổng giám đốc; đơn vị quy định tại (6) là tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc và sản xuất, phát sóng chương trình; các đơn vị quy định từ (7) đến (25) là các tổ chức sản xuất, phát sóng chương trình; các đơn vị quy định từ (26) đến (28) là các tổ chức sự nghiệp khác.

Ban Thư ký biên tập được tổ chức 15 phòng; Văn phòng được tổ chức 10 phòng.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2020.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Văn hóa đổi mới sáng tạo: Khuyến khích khám phá, khoan dung thất bại
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng, Ngày 21/4 vừa là Ngày Sáng tạo và Đổi mới toàn cầu vừa cũng là Ngày Văn hóa đổi mới sáng tạo Việt Nam. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, khuyến khích khám phá, khoan dung thất bại”.
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
Đừng bỏ lỡ
VTV có cơ cấu tổ chức mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO