Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số diễn biến phức tạp

Nhĩ Anh| 30/06/2022 20:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn biến ngày một phức tạp trên cả môi trường trực tiếp và trực tuyến, thương mại điện tử...

Hội thảo với chủ đề “Cuộc chiến chống hàng giả và hành vi xâm phạm bản quyền: Thực thi trực tuyến và trực tiếp” diễn ra chiều ngày 29/6 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số diễn biến phức tạp. Đây là chương trình tiếp nối các hoạt động của Chương trình cải cách kinh tế ASEAN, Vương quốc Anh đã trợ giúp Việt Nam phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ thông qua dự án phát triển lĩnh vực tài chính và sở hữu trí tuệ.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phức tạp

Theo bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban thường trực Chương trình 168, trong năm 2021, các lực lượng chức năng của 9 bộ ngành là thành viên chương trình đã giải quyết 340 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đó chủ yếu là xử lý bằng biện pháp hành chính (327 vụ), khởi tố xét xử 13 vụ, với tổng số tiền phạt gần 4,7 tỷ đồng. Cùng với đó là tiến hành tiêu hủy hàng hóa vi phạm, thay đổi tên miền...

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số diễn biến phức tạp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đặc biệt Bộ Luật Hình sự được ban hành với Điều 226 là một bước tiến lớn của Việt Nam trong việc xác định trách nhiệm pháp lý cao hơn đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương xử lý số vụ khá lớn (hơn 2.200 vụ) về các hành vi vi phạm hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ với tổng số tiền xử phạt vi phạm lên đến hơn 28,5 tỷ đồng và tổng số giá trị hàng hóa vi phạm hơn 61,55 tỷ đồng.

Phía Tổng Cục Hải quan (Bộ Tài Chính) cũng đã xử lý 37 vụ về hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với trị giá tang vật hơn 4,867 tỷ đồng.

Đối với Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã xử lý 51 đơn yêu cầu xử lý vi phạm với tổng số tiền xử phạt 75,8 tỷ đồng, tiêu hủy loại bỏ yếu tố vi phạm 2.400 sản phẩm đồ uống và hơn 1.100 sản phẩm túi ví thời trang…

4 thách thức thực thi bảo vệ quyền trên môi trường số

Các chuyên gia cho biết, nếu như trước đây các vụ việc vi phạm nhãn hiệu khá phổ biến thì trong giai đoạn hiện nay có những điểm đặc thu mới. Theo đó, trong một vụ việc có sự kết hợp của nhiều hành vi khác nhau, xâm phạm quyền cả trên môi trường hữu hình lẫn môi trường thương mại điện tử, đặc biệt là xâm phạm quyền trên môi trường kỹ thuật số đang bùng nổ như hiện nay. Bên cạnh đó, cùng một lúc có nhiều hành vi vi phạm khác nhau, vừa xâm phạm quyền với nhãn hiệu, tên thương mại và tên miền.

Xu hướng xâm phạm nhiều quyền sở hữu trí tuệ cùng một lúc, diễn ra cả trực tiếp và trên môi trường trực tuyến. Trong Covid-19, do sự thay đổi thói quen hành vi mua bán trên online nên các vi phạm trên môi trường trực tuyến, thương mại điện tử tăng lên một cách rõ rệt.

Ngoài ra, xu hướng xâm phạm bản quyền trên không gian mạng ngày càng gia tăng về số lượng, tính chất cũng như mức độ, nhất là trong tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, chương trình truyền hình, gameshow, thể thao…

Luật sư Vũ Hồng Yến, Luật sư điều hành và Giám đốc Công ty Luật Rouse Việt Nam nhận xét, thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay khá phức tạp. Qua quá trình làm việc với nhiều chủ thể quyền đã cho thấy, trong 2 năm diễn ra dịch Covid-19, xu hướng xâm phạm nhiều quyền sở hữu trí tuệ cùng một lúc, diễn ra cả trực tiếp và trên môi trường trực tuyến. Thách thức lớn nhất trong việc xử lý, bảo vệ quyền là tìm ra nguồn gốc đầu nậu sản xuất hàng giả, hàng nhái.

Vi phạm như “vòi bạch tuộc” nhưng hoạt động thực thi lại gặp những thách thức. Bà Yến cho biết, có 4 thách thức mà chủ thể quyền gặp phải trong thời gian qua khi điều tra thu thập thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để hành vi xâm phạm.

Thứ nhất, một vụ việc sở hữu trí tuệ trên môi trường số thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan.

Thứ hai, các vướng mắc trong xử lý vi phạm trên các website và sàn thương mại điện tử.

Thứ ba, các bằng chứng về hành vi xâm phạm để chứng minh đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Cuối cùng, thiếu biện pháp xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm trên môi trường số…

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số diễn biến phức tạp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO