Xây dựng Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức

Chí Kiên| 07/08/2018 16:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức là cần thiết để khắc phục sự thiếu thống nhất về dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức thời gian qua, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác quản lý trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp về Đề án Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện Đề án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại Thông báo số 437/TB-VPCP ngày 15/9/2017 của Văn phòng Chính phủ. Trong đó, về việc phân công đầu mối xây dựng cơ sở dữ liệu, Bộ Nội vụ là đầu mối chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức của toàn hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp; thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương về việc phân công đầu mối quản lý dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan tư pháp.

Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu hình thành cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, triển khai Đề án và xác định phạm vi của Đề án, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về công tác cán bộ và tương thích khi tích hợp vào Cơ sở dữ liệu của Ban Tổ chức Trung ương.

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng về cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức tại các bộ, ngành, địa phương, đánh giá cụ thể, đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng,… để có giải pháp phù hợp. Lưu ý tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và tài nguyên dữ liệu hiện có, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí. Quá trình triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng các nhóm giải pháp cần huy động đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin để có những đề xuất khả thi và hiệu quả.

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng các giải pháp kỹ thuật, các phương án kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, xác định rõ quyền truy cập đối với từng loại dữ liệu của từng chủ thể, cơ quan quản lý dữ liệu. Các giải pháp được xây dựng theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có, không phải xây dựng lại hệ thống mới; bảo đảm kết nối theo chuẩn chung với dữ liệu của Ban Tổ chức Trung ương. Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương cập nhật thông tin dữ liệu để tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về cán bộ, công chức, viên chức.

Việc xây dựng và triển khai Đề án cần thực hiện theo đúng quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, có phương án kinh phí cụ thể và triển khai theo hình thức thuê dịch vụ. Không thành lập tổ chức mới trong xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án. Hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ vào Quý III năm 2018.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO