3 cách thức ứng dụng công nghệ giúp các doanh nghiệp của người dân tộc thiểu số phục hồi sau đại dịch

Sỹ Thiên| 17/12/2021 21:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại dịch COVID-19 gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp do các doanh nhân người dân tộc thiểu số, người da màu điều hành. Ứng dụng công nghệ số có thể giúp các doanh nghiệp này phục hồi nhanh hơn.

Hơn 40% chủ doanh nghiệp da màu ở Mỹ đã đóng cửa hoạt động

Vivian Duelli mơ ước mở một phòng tập yoga trong 18 năm qua. Cuối cùng, ước mơ của cô đã thành sự thật khi Drift Yoga and Juice Bar, bắt đầu khai trương ở Seattle vào tháng 2/2020.

Nhưng cuối cùng, phòng tập yoga của cô đã phải đóng cửa sau 3 tuần do đại dịch. “Chúng tôi vẫn loay hoay và chưa thể quay trở lại công việc xây dựng”, Duelli nói. “Tôi đang cố gắng tìm hiểu xem mình sẽ bắt đầu lại như thế nào”.

Một giải pháp mà cô đã đưa ra là phát trực tuyến các lớp học yoga. Điều này gần như khiến công việc kinh doanh của cô thay đổi hoàn toàn, nhưng Duelli nói rằng giải pháp này chắc chắn đã giúp doanh nghiệp mới của cô thu hút khách hàng và đạt được sức hút.

Duelli, một người Mỹ gốc Philippines, cuối cùng đã có thể mở cửa studio của mình vào tháng 10. Nhưng nhìn chung, các chủ doanh nghiệp người thiểu số vẫn bị thiệt hại nghiêm trọng do chính sách phong tỏa và giãn cách khi đại dịch bùng phát, theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia.

Người Mỹ gốc Philippines như Dueli là những người Mỹ có tổ tiên là người Philippines. Người Philippines ở Bắc Mỹ lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 16 và bắt đầu có các khu định cư nhỏ tại Mỹ bắt đầu từ thế kỷ 18. Tính đến năm 2019, có 4,2 triệu người Philippines, hoặc người Mỹ có tổ tiên là người Philippines, ở Mỹ, chỉ chiếm 1% dân số ở Mỹ.

Hai năm qua thật sự là khó khăn đối với tất cả mọi người, nhưng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp do các doanh nhân da màu điều hành, đại dịch và những bất ổn trong xã hội đặt ra một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe kinh tế và sinh kế của họ. Một nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia từ năm ngoái cho thấy các chủ doanh nghiệp da màu bị ảnh hưởng nặng hơn bởi đại dịch COVID-19 - từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2020, hơn 40% chủ doanh nghiệp da đen ở Mỹ đã đóng cửa hoạt động, một tỷ lệ cao hơn đáng kể so với 17% chủ sở hữu người da trắng và tỷ lệ trung bình toàn quốc là 22%.

Doanh nghiệp của các nhóm dân tộc thiểu số khác cũng có sự sụt giảm mạnh, cứ 3 doanh nghiệp lại có 1 doanh nghiệp thuộc sở hữu của người Latinh/Latina phải đóng cửa và cứ 4 doanh nghiệp do người châu Á làm chủ lại có 1 doanh nghiệp phải đóng cửa trong khoảng thời gian hai tháng.

Rõ ràng, những người chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số như Duelli tại Mỹ hoặc những người da đen, người latinh hay gốc Á khác đã bị tác động mạnh bởi đại dịch và doanh nghiệp của họ gặp nhiều khó khăn, vẫn cần sự cứu trợ sau hơn một năm và không có cách nào dễ dàng để tăng tốc độ phục hồi của họ. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ - như Duelli đã làm - có thể là một giải pháp hữu ích. Dưới đây là ba cách công nghệ có thể giúp doanh nghiệp của những người dân tộc thiểu số tại Mỹ phục hồi sau COVID-19.

Tham gia vào thương mại điện tử

Đại dịch buộc nhiều doanh nghiệp truyền thống phải hướng đến bán hàng trực tuyến. Ví dụ, Duelli bán quần áo tập yoga, đồ trang sức chống thấm mồ hôi và các mặt hàng khác thông qua trang web studio của cô ấy.

Nhưng nếu doanh nghiệp của những người dân tộc thiểu số này chỉ theo truyền thống thu hút khách hàng bằng các chiến thuật như lưu lượng truy cập hoặc cuộc gọi điện thoại, họ có thể vẫn chưa đạt được bước nhảy vọt ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.

John Hope Bryant, người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của Operation Hope, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để giúp mở rộng cơ hội kinh tế cho các cá nhân có thu nhập thấp và trung bình, cho biết: “Nếu bạn là một chủ tiệm cắt tóc, nếu bạn là chủ một nhà hàng, bạn đang tiếp cận khách hàng của mình theo cách cổ điển, thì cách tiếp cận đó không còn hiệu quả nữa, vì công nghệ đang xoay chuyển thế giới kinh doanh với “tốc độ như máy bay phản lực”. Để giúp các doanh nghiệp của người da đen và người dân tộc thiểu số bắt kịp sự thay đổi của công nghệ, tổ chức của ông đã hợp tác với nền tảng thương mại điện tử Shopify và triển khai Sáng kiến 1MBB (1MBB Initiative).

Mục tiêu của chương trình là tạo ra 1 triệu doanh nghiệp mới do người da đen, người dân tộc thiểu số tại Mỹ làm chủ trong vòng 10 năm. Các doanh nhân sẽ được hỗ trợ tiếp cận với các công ty luật, tư vấn tài chính và hỗ trợ chuyên môn khác, cũng như giấy phép Shopify miễn phí để giúp bán sản phẩm của họ trực tuyến.

Ngoài Operation Hope, các tổ chức khác cũng đang tìm cách giúp đỡ chủ doanh nghiệp nhỏ của người da đen, người dân tộc thiểu số tại Mỹ chuyển sang các giải pháp kỹ thuật số. Ví dụ, chương trình Comcast Rise đang cung cấp thiết bị máy tính miễn phí và các dịch vụ internet, thoại và an ninh mạng trong 12 tháng cho doanh nghiệp của người da đen, người bản địa và người da màu, hay còn gọi là cộng đồng BIPOC.

3 cách công nghệ giúp các doanh nghiệp của người dân tộc thiểu số phục hồi sau đại dịch - Ảnh 1.

Khoảng cách về công nghệ mà các chủ doanh nghiệp thiểu số có thể gặp phải không chỉ có khả năng tiếp cận thiết bị và dịch vụ kỹ thuật số mà còn về đào tạo, cách sử dụng.

Cải thiện các kỹ năng số

Khoảng cách về công nghệ mà các chủ doanh nghiệp thiểu số có thể gặp phải không chỉ có khả năng tiếp cận thiết bị và dịch vụ kỹ thuật số mà còn về đào tạo, cách sử dụng.

“Các doanh nghiệp đang phải nâng cao trình độ về cách sử dụng Instagram, cách sử dụng Twitter, cách sử dụng quảng cáo trả phí… khi kinh doanh trong thế giới ảo”, Lelani Clark, giám đốc quan hệ công chúng của Trung tâm Doanh nhân Phụ nữ, một tổ chức phi lợi nhuận có các hoạt động giúp đỡ phụ nữ và các chủ doanh nghiệp nhỏ của cộng đồng BIPOC.

Nếu bạn không quen với những chủ đề này hoặc muốn cải thiện kỹ năng của mình, các chương trình hỗ trợ miễn phí cũng có sẵn trên trực tuyến. Ví dụ, Clark cho biết WCEC có các hội thảo trên web bao gồm các chủ đề như viết blog, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và thương mại điện tử.

Clark cho biết các chủ doanh nghiệp thiểu số cần hỗ trợ về công nghệ cũng có thể sử dụng các công cụ trực tuyến để tìm sự trợ giúp ngay tại địa phương.

Trang web của Cục Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ của Mỹ cho phép tìm kiếm các đối tác doanh nghiệp nhỏ trong khu vực. Các trung tâm kinh doanh của Cơ quan Phát triển Doanh nghiệp Thiểu số, được đặt tại 19 tiểu bang và Puerto Rico, cũng có các chuyên gia hỗ trợ các chủ doanh nghiệp dân tộc thiểu số.

Tìm nguồn vốn tài trợ

Nhu cầu hỗ trợ về tài chính sẽ không bao giờ hết tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và các chủ doanh nghiệp thiểu số. Theo một cuộc khảo sát vào tháng 3/2021 từ QuickBooks, kể từ tháng 1/2021, đã có nhiều phụ nữ, chủ doanh nghiệp gốc Tây Ban Nha và da đen tìm kiếm nguồn vốn thông qua các công ty cho vay trực tuyến so với số lượng nhiều hơn so với 9 tháng trước đó.

Các tổ chức cho vay trực tuyến thường dựa vào các thuật toán để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra quyết định cho vay. Cách tiếp cận này có thể giúp giải quyết một số rào cản tài chính tiềm ẩn.

Everett Sands, Giám đốc điều hành của Lendistry, một tổ chức tài chính phát triển cộng đồng ở Los Angeles, cho biết các thông tin nhân khẩu học như chủng tộc, giới tính và tuổi tác luôn là những vấn đề được tính đến trong quá trình cấp vốn. Nhưng anh ấy nói thêm rằng “máy tính không suy nghĩ giống như con người”.

3 cách công nghệ giúp các doanh nghiệp của người dân tộc thiểu số phục hồi sau đại dịch - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Candida Gonzalez của công ty trang sức Las Ranas Jewelry bán tác phẩm của họ tại Chợ thợ làm đồ của người da màu tại La Doña Cerveceria ở Minneapolis vào tháng 8. Ảnh: MPRnews

Một báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang năm 2019 cho thấy các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người da trắng và da đen có khả năng được các nhà cho vay trực tuyến chấp thuận với tỷ lệ gần như tương đương. Tại các ngân hàng lớn, mức chênh lệch giữa hai nhóm lên tới hơn 36%.

Một lợi ích tiềm năng khác của hình thức cho vay trực tuyến là xử lý và cấp vốn nhanh hơn, nếu doanh nghiệp của bạn cần tài trợ ngay bây giờ. Tuy nhiên, sự tiện lợi đó thường đi kèm với lãi suất cao hơn. Điều quan trọng là phải thực hiện nghiên cứu để đảm bảo có được một hợp đồng tốt.

Sands nói: “Có người tốt và kẻ xấu trong mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp nhỏ nên luôn ý thức về điều đó."

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
3 cách thức ứng dụng công nghệ giúp các doanh nghiệp của người dân tộc thiểu số phục hồi sau đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO