4 kênh YouTube có nội dung nhảm nhí của Việt Nam bị Google tắt chức năng kiếm tiền

T.H| 02/12/2020 16:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố 4 kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực... đã bị Google ngừng việc chia sẻ tiền quảng cáo và gỡ bỏ.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ở Việt Nam, hiện có khoảng 15.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền, trong đó khoảng 350 kênh có doanh thu lớn, từ 1 triệu người đăng ký theo dõi kênh trở lên. Tuy nhiên, chỉ có 30%, tức là khoảng 5.000 kênh chịu sự quản lý từ các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam.

4 kênh YouTube có nội dung nhảm nhí của Việt Nam bị Google tắt chức năng kiếm tiền - Ảnh 1.

(Ảnh: VTV)

Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Google xem xét, yêu cầu các kênh YouTube bật nút kiếm tiền tại Việt Nam đăng ký vào các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam để đảm bảo việc quản lý .

Hiện tại, nhiều kênh dành cho trẻ em có hình ảnh dung tục, phản cảm… Chỉ tính riêng kênh "Hành tinh đồ chơi" đã có tới gần 5 triệu lượt đăng ký. Ngoài biện pháp mạnh tay nhất là chặn tiền quảng cáo và gỡ bỏ kênh YouTube, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị Google tăng cường công cụ lọc để chủ động rà soát, ngăn chặn.

4 kênh YouTube có nội dung nhảm nhí của Việt Nam bị Google tắt chức năng kiếm tiền - Ảnh 2.

(Ảnh: VTV)

Ông Lê Quang Tự Do - Phó cục trưởng cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ với báo chí: "Đợt vừa qua thì chúng tôi đàm phán rất nhiều lần và đi đến được thống nhất, chúng tôi bắt đầu gửi 4 kênh, phía bên Google đã đáp ứng và thực hiện cam kết của mình. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ gửi thêm những các kênh khác nữa. Tất cả những kênh nào vi phạm và có dấu hiệu nhảm nhí, tìm cách câu views câu like cũng sẽ đều nằm trong tầm ngắm của chúng tôi".

Trước đó, Bộ TT&TT đã đạt được thỏa thuận với YouTube rằng khi cơ quan chức năng Việt Nam thông báo một kênh vi phạm pháp luật, nền tảng này sẽ dừng việc chia tiền quảng cáo với kênh đó. Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm một số cá nhân sản xuất các nội dung xấu độc. Người dân và tổ chức khi phát hiện video vi phạm có thể báo đến đường dây nóng của Bộ và các Sở TT&TT để xử lý.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Đừng bỏ lỡ
4 kênh YouTube có nội dung nhảm nhí của Việt Nam bị Google tắt chức năng kiếm tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO