4 mô hình lý tưởng cho mạng băng thông rộng PPDR

Cẩm Tú, Trương Khánh Hợp| 10/08/2018 14:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Các dịch vụ khẩn cấp phụ thuộc vào các dịch vụ truyền thông mạnh mẽ và an toàn để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của mình trong việc cứu mạng sống con người và bảo vệ xã hội. Hầu hết các nước châu Âu đã thiết lập các mạng truyền thông chuyên dụng dựa trên công nghệ TETRA để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của cộng đồng, bảo vệ cộng đồng và cứu trợ thiên tai (PPDR - public protection and disaster relief). Các mạng băng hẹp này được xây dựng nhằm mục đích truyền thông thoại hiệu quả theo nhóm nhưng bị hạn chế về khả năng dữ liệu.

Kết quả hình ảnh cho PPDR networks Khi truy cập dữ liệu băng thông rộng một cách nhanh chóng trở thành sự cần thiết cho người dùng PPDR, chính phủ ở nhiều nước đang phải đối mặt với thách thức về cách thiết lập truyền thông khẩn cấp trong nhiều thập kỷ tới và cách tận dụng tốt nhất các nền kinh tế có quy mô và phạm vi sẵn có trong mạng lưới và công nghệ điện thoại di động thương mại.

Các chính phủ các quốc gia đang tìm cách triển khai các mạng lưới mạnh mẽ và an toàn theo yêu cầu của các dịch vụ khẩn cấp. Các chính phủ nên xem xét cẩn thận tính bền vững, chức năng, cạnh tranh và chi phí khi lựa chọn một mô hình hoạt động cho các mạng lưới thế hệ tiếp theo cho các dịch vụ khẩn cấp.

Bộ tiêu chuẩn của Dự án Đối tác Thế hệ thứ ba (3GPP - The Third Generation Partnership Project) đã xác định các tính năng mới được cộng đồng PPDR tìm kiếm, bao gồm mission-critical push to talk, (MCPTT) mission-critical video, truyền thông từ thiết bị đến thiết bị và nhiều thứ khác. Điều này mở ra con đường hướng tới các mạng PPDR thế hệ tiếp theo được xây dựng với các thiết bị mạng di động tiêu chuẩn, với các lợi ích liên quan đến chi phí, tính khả dụng và sự đổi mới. Các nhà chức trách ở nhiều quốc gia hiện đang xem xét cách các mạng PPDR dựa trên công nghệ 3GPP có thể được triển khai một cách hiệu quả nhất, thỏa mãn các yêu cầu đặc biệt về mức độ phù hợp, tính khả dụng và tính bảo mật.

Một số quốc gia, đặc biệt là Thụy Điển, đang xem xét liệu có nên thiết lập một mạng di động PPDR chuyên dụng thuộc sở hữu nhà nước, dẫn đến việc kiểm soát an ninh và chính phủ là động lực chính cho phương pháp này. Các quốc gia khác đang xem xét các mô hình sử dụng mạng di động thương mại hiện có làm cơ sở cho dịch vụ PPDR. Điều này thường bao gồm việc tăng cường sự vững mạnh và bảo mật của các mạng sẵn có và thực hiện chức năng mới theo yêu cầu của các dịch vụ khẩn cấp. Na Uy, Mạng lưới dịch vụ khẩn cấp của Vương quốc Anh (ESN - Emergency Services Network) và Cơ quan quản lý mạng phản ứng đầu tiên của Hoa Kỳ (FirstNet - First Responder Network Authority) là các ví dụ về các quốc gia đã chọn cách tiếp cận này. Các mô hình thương mại và mức độ tham gia của chính phủ có sự thay đổi đáng kể giữa các quốc gia này.

Bốn mô hình hoạt động sau đây có thể hướng đến một cuộc thảo luận về các mạng PPDR thế hệ tiếp theo ở hầu hết các quốc gia. Khi chọn một mô hình mạng PPDR, hầu hết các nhà chức trách sẽ bắt đầu từ các yêu cầu về chức năng và chất lượng của người dùng. Mạng PPDR phải mạnh mẽ, có tính bảo mật cao và có phạm vi và khả năng cung cấp các dịch vụ băng thông rộng quan trọng, chẳng hạn như truyền thông video tại thời gian và địa điểm cần thiết.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý của PPDR cũng phải xem xét một loạt các câu hỏi và ưu tiên khác, liên quan đến chi phí, mức độ kiểm soát của chính phủ, tính cạnh tranh và trách nhiệm giải trình. Analysys Mason đã xác định bốn mô hình hoạt động chung khác nhau, tạo thành một điểm khởi đầu tốt để thảo luận về các mạng PPDR thế hệ tiếp theo ở nhiều quốc gia.

Bốn mô hình bao gồm:

1. Mạng lưới thuộc sở hữu nhà nước với dự phòng thương mại - nhà khai thác mạng di động thuộc sở hữu nhà nước (MNO – mobile network operator). Nhà nước thiết lập và sở hữu một mạng lưới PPDR chuyên dụng và ký một hoặc nhiều thỏa thuận chuyển vùng với các mạng thương mại để tăng cường độ phủ sóng và tính chắc chắn.

2. Mạng thương mại đơn lẻ - một mạng truy nhập vô tuyến (RAN – radio access network). Nhà nước mua quyền truy cập vào các dịch vụ PPDR từ một nhà điều hành thương mại duy nhất và dựa vào mức độ phù hợp và độ tin cậy của mạng đó. ESN và FirstNet đều thuộc loại này, mặc dù sự sắp xếp hợp đồng giữa 2 mạng có nhiều điểm khác nhau.

3. Mạng chính có dự phòng - RAN sơ cấp. Một nhà điều hành thương mại là nhà cung cấp PPDR chính, nhưng mạng di động thứ hai được sử dụng làm mạng dự phòng khi mạng chính không khả dụng.

4. Nhiều mạng ngang bằng - RAN ngang bằng. Mạng PPDR dựa trên hai hoặc nhiều mạng di động thương mại có cùng vai trò trong thiết kế giải pháp

Các mô hình chung khác nhau về độ mạnh, độ phức tạp của hoạt động và tác động đến sự cạnh tranh. Các mô hình sử dụng một số mạng để triển khai các dịch vụ PPDR có thể có khả năng mạnh mẽ hơn mô hình mạng thương mại đơn lẻ, chỉ sử dụng một mạng di động duy nhất.

Analysys Mason đã nghiên cứu về phân tích lợi ích chi phí của các mô hình khác nhau ở một số thị trường. Theo quan sát chung, mạng PPDR dựa trên mạng di động thương mại ít nhất có thể đạt được về vấn đề chất lượng, bảo mật và độ bền như một mạng chuyên dụng. Tuy nhiên, bốn mô hình có sự khác nhau về chi phí. Chúng tôi ước tính rằng một mạng lưới thuộc sở hữu nhà nước sẽ đắt hơn nhiều lần so với các lựa chọn thay thế thương mại tùy thuộc vào yêu cầu về độ bền và an ninh. Ngoài chi phí thiết lập mạng vô tuyến mới, mạng lưới thuộc sở hữu nhà nước sẽ yêu cầu nguồn lực tài chính và nhân lực đáng kể để duy trì dịch vụ PPDR ở mức độ phù hợp với kỳ vọng của người dùng.

Do sự cạnh tranh và sở hữu cơ sở khách hàng lớn hơn, các nhà khai thác thương mại thường đầu tư số tiền lớn vào các chức năng mới và cải thiện chất lượng trong mạng của họ hàng năm. Kinh nghiệm từ một số quốc gia cho thấy rất khó để có thể duy trì cùng một mức đầu tư theo thời gian trong một mạng lưới dựa vào nguồn tài chính công.

Các nhà nghiên cứu đã ước tính chi phí suốt vòng đời cho bốn lựa chọn thay thế dựa trên các thông số từ một thị trường Bắc Âu. Họ cũng đã lập chỉ mục các ước tính chi phí để thay thế nhà khai thác mạng di động (MNO – mobile network operator) thuộc sở hữu nhà nước với mức tham vọng cao được đặt là 100. Mức tham vọng cao bao gồm đầu tư đáng kể vào việc tăng cường độ mạnh và bảo mật so với mạng thương mại tiến hóa dài hạn (LTE – Long term evolution). Các chi phí bổ sung cho mức tham vọng cao được thể hiện trong khu vực với đường chấm chấm. Nhìn chung, các lựa chọn thay thế thương mại có chi phí thấp hơn đáng kể so với thay thế nhà MNO thuộc sở hữu của nhà nước.

Khi loại trừ chi phí tham vọng cao, chi phí suốt vòng đời của một lựa chọn MNO thuộc sở hữu của nhà nước cao gấp gần 4 lần so với các lựa chọn thay thế thương mại. Khi chi phí tham vọng cao được cộng vào, lựa chọn MNO thuộc sở hữu của nhà nước đắt hơn gấp đôi so với các lựa chọn khác. Ngoài ra, doanh thu từ đấu giá tần số sẽ thấp hơn trong lựa chọn MNO thuộc sở hữu của nhà nước vì tần số phải được dành riêng cho việc sử dụng PPDR.

Mô hình tốt nhất cho mạng khẩn cấp thế hệ tiếp theo sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể và tình hình thị trường di động ở một quốc gia cụ thể. Với những khác biệt chi phí lớn được minh họa trong biểu đồ, các chính phủ và các MNO cần xây dựng một chiến lược rõ ràng về cách các mạng di động hiện tại có thể được sử dụng tốt nhất để phát triển một giải pháp mạnh mẽ và bền vững nhằm phục vụ mục đích cuối cùng – hỗ trợ an ninh và phúc lợi của người dân.

Chính phủ các nước nên bắt đầu chuẩn bị để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho đất nước của mình.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
4 mô hình lý tưởng cho mạng băng thông rộng PPDR
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO