4 nguyên tắc bất di bất dịch chị em phải nhớ khi mua hàng online mùa dịch để tránh tình trạng đã phải "thắt chặt chi tiêu" lại bị mất tiền oan

Giang Nguyễn| 15/04/2020 14:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Bên cạnh những mặt tích cực không gì có thể phủ nhận được của mua sắm online thì vẫn có những mặt hạn chế, chị em cần lưu ý để tránh tình trạng dịch bệnh đã phải thắt chặt chi tiêu mà còn mất thêm tiền oan.

Hơn 2 tháng nay, vì dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, nhà nước kêu gọi cách ly xã hội, hạn chế ra ngoài nên hình thức bán mua hàng online được hội chị em ưu tiên lựa chọn hàng đầu bởi chỉ cần ngồi nhà, vào các trang bán hàng đặt đơn là một lúc sau sẽ có người giao sản phẩm tới tận tay.

  • Gợi ý 5 app mua sắm online giúp chị em bận rộn có đủ đồ ăn và thanh toán mọi phí sinh hoạt mà không cần bước chân ra khỏi nhà

Với ưu điểm vuợt trội như thế, việc chị em lựa chọn mua sắm online (mua sắm trực tuyến) là dễ hiểu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực không gì có thể phủ nhận được của mua sắm trực tuyến thì vẫn có những mặt hạn chế, chị em cần lưu ý để tránh tình trạng dịch bệnh đã phải thắt chặt chi tiêu mà còn mất thêm tiền oan.

1. Lựa chọn những website bán hàng trực tuyến uy tín

Chị Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) - một bà nội trợ thường xuyên mua hàng trực tuyến chia sẻ: "Công việc của mình khá bận nên mình luôn ưu tiên mua sắm trực tuyến. Sau nhiều năm sử dụng hình thức mua sắm này mình thấy việc tìm địa chỉ bán hàng uy tín không hề khó. Chúng ta hãy chú ý vào thương hiệu của sản phẩm, chọn những sản phẩm tên tuổi lâu năm trên thị trường, đã được người sử dụng tin dùng. Hoặc chúng ta cũng có thể mua hàng thông qua các địa chỉ được bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu để đảm bảo mua hàng chất lượng".

4 nguyên tắc bất di bất dịch chị em phải nhớ khi mua hàng online mùa dịch để tránh tình trạng đã phải

Cùng với đó, khi có thời gian, chị Lan sẽ tìm kiếm trang web, hay fanpage trên mạng xã hội của cửa hàng đó để xem lượt đánh giá, tương tác của khách hàng. Chị Lan cho hay, cửa hàng, fanpage nào nhận được nhiều đánh giá tốt từ phía người dùng chị sẽ tin tưởng hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều trang dùng tương tác ảo để câu kéo khách nên chúng ta phải tìm hiểu, quan sát thật kỹ rồi hãy đưa ra quyết định có mua hay không.

Cũng theo kinh nghiệm của chị Lan, những cửa hàng uy tín, chất lượng đảm bảo sẽ luôn công khai địa chỉ, thông tin liên lạc của nhà sản xuất, chủ cửa hàng để khách hàng có thể liên hệ, khiếu nại nếu như có vấn đề gì xảy ra. Điều đó sẽ tạo cảm giác yên tâm người tiêu dùng.

2. So sánh giá cả

4 nguyên tắc bất di bất dịch chị em phải nhớ khi mua hàng online mùa dịch để tránh tình trạng đã phải

Cũng là một bà nội chợ thường xuyên mua hàng online, chị Ngọc Bích chia sẻ: "Không phải cứ giá cao, hàng mới tốt, ngược lại giá thành hạ có nghĩa chất lượng sản phẩm sẽ kém. Quan trọng người tiêu dùng phải tìm hiểu thật kỹ về thông tin sản phẩm, nếu sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của những thương hiệu uy tín thì ta hoàn toàn có thể tin dùng. Nhiều khi gặp dịp khuyến mại, hay tri ân khách hàng của công ty, chúng ta sẽ mua được hàng giá mềm, chất lượng tốt. Song hãy nhớ kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm trên chuyên trang của nhà sản xuất".

3. Yêu cầu xem ảnh thật

Hãy nhớ quảng cáo chỉ mang tính chất minh họa. Giữa quảng cáo với thức tế luôn có khoảng cách xa vời. Vậy nên để tránh đặt mua một đằng, nhận hàng 1 nẻo, chất lượng, mẫu mã kém mà giá cả lại "trên trời" thì việc yêu cầu cửa hàng phải cung cấp hình ảnh thật là thực sự cần thiết khi mua hàng qua mạng.

4 nguyên tắc bất di bất dịch chị em phải nhớ khi mua hàng online mùa dịch để tránh tình trạng đã phải

Việc yêu cầu cửa hàng phải cung cấp hình ảnh thật là thực sự cần thiết khi mua hàng qua mạng. (Ảnh minh hoạ)

Chị Hương (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Mình đã bị sốc mấy lần khi nhận hàng đặt trên mạng. Cũng do chủ quan không yêu cầu chủ cửa hàng cho xem ảnh thật. Nhìn mấy chiếc váy mẫu mặc đẹp, cảm giác hợp với mình nên chỉ hỏi qua người ta. Thấy nhân viên tư vấn nói đảm bảo chất lượng. Họ yêu cầu mình chuyển tiền trước, nếu xem hàng không ưng có thể đổi hàng hoặc họ hoàn tiền lại. Song tới khi nhận hàng, nhìn chiếc máy bên ngoài khác xa so với trong ảnh, từ mẫu mã tới chất lượng đều kém. Mình liên lạc lại để đổi hàng thì không được. Rút kinh nghiệm, từ đó mình mua hàng luôn yêu cầu xem ảnh thật".

4. Kiểm tra kỹ hàng mới thanh toán

Với những địa chỉ uy tín, thương hiệu, họ luôn sẵn lòng cho khách kiểm tra hàng. Ngược lại, địa chỉ kinh doanh mập mờ, không đảm bảo chất lượng sẽ làm khó khách hàng khi họ yêu cầu được xem hàng trước.

Chị Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) kể: "Vì dịch, mấy cửa hàng thực phẩm chỗ mình nghỉ bán hàng mà các thành viên trong nhà lại muốn ăn lẩu. Vậy là mình lên mạng oder 1 nồi lẩu cho 5 xuất ăn. Nghe nhân viên nhà hàng tư vấn tôi đặt 1 combo lẩu 1.4 triệu là cả nhà ăn thoải mái. Lúc nhận hàng vì nhiều túi cồng kềnh, lại có nước lẩu nên tôi không tiện kiểm tra. Đến khi mang ra ăn tôi mới "sốc" khi nồi lầu họ chuyển tới toàn rau với nước. Thịt bò vài miếng độn rau, thịt cũng không tươi.

4 nguyên tắc bất di bất dịch chị em phải nhớ khi mua hàng online mùa dịch để tránh tình trạng đã phải

Nhân viên tư vấn suất lẩu đầy đủ đảm bảo gia đình ăn thoải mái nhưng khi nhận thì nồi lẩu lại lèo tèo. (Ảnh minh hoạ)

Mấy đồ khác thì lụn vụn như hàng ăn thừa. Tôi gọi điện lại phản ánh thì chủ cửa hàng nói lẩu 1.4 triệu/5 suất chỉ có như thế. Thật sự lúc đó tôi bực lắm, rõ ràng mất tiền mua mà cảm giác như bị lừa ấy. Vậy nên rút kinh nghiệm, khi các bạn mua hàng online nhớ phải kiểm tra hàng trước khi giao tiền nhé".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
4 nguyên tắc bất di bất dịch chị em phải nhớ khi mua hàng online mùa dịch để tránh tình trạng đã phải "thắt chặt chi tiêu" lại bị mất tiền oan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO