Diễn đàn

4 nội dung tác động của Luật Tần số VTĐ (sửa đổi) hiệu lực từ ngày 01/7/2023

Hoàng Linh 01/07/2023 15:14

Luật Tần số vô tuyến điện (VTĐ) 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 có 4 nội dung thay đổi lớn.

Luật Tần số VTĐ (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2023 tạo sự thay đổi lớn về quản lý, cấp phép sử dụng tần số VTĐ có giá trị thương mại cao như tần số dành cho thông tin di động để thúc đẩy phát triển hạ tầng số - kinh tế số, hài hoà các mục đích phát triển kinh tế, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh (QPAN), thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm, sản xuất công nghệ mới.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế là trọng tâm của công tác quản lý nhà nước. Bộ TT&TT trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 dự kiến xây dựng, sửa đổi 5 luật. Luật Tần số VTĐ lần đầu được thông qua năm 2009 và được Ban soạn thảo do Bộ TT&TT chủ trì thực hiện sửa đổi và được Quốc hội khoá XV thông qua tháng 11/2022.

ong-le-van-tuan.jpg
Cục trưởng Lê Văn Tuấn: Luật Tần số VTĐ (sửa đổi) 2022 sửa đổi 4 nội dung lớn, thúc đẩy thị trường viễn thông

Theo ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số VTĐ, Luật Tần số VTĐ (sửa đổi) 2022 tập trung 4 nội dung lớn: Hoàn thiện cơ chế quản lý về kinh tế đối với tài nguyên tần số; Bổ sung cơ chế sử dụng băng tần để phát triển kinh tế - xã hội kết hợp QPAN; Bổ sung cơ chế sử dụng tần số ngoài quy hoạch để thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới và xã hội hóa đào tạo, cấp chứng chỉ VTĐ viên.

Cục trưởng Lê Văn Tuấn cho biết, trước năm 2009, quản lý tần số dựa trên chủ yếu là kỹ thuật. Chúng ta cấp phép hành chính, thu phí.

Luật Tần số VTĐ năm 2009 bắt đầu quản lý tần số với việc tiếp cận ở góc độ thị trường, cho phép cấp qua đấu giá, thi tuyển, tính đến giá trị kinh tế của phổ tần, phù hợp chung với xu thế của thế giới. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn thì có một số vướng mắc như quy định các trường hợp băng tần có giá trị thương mại cao, có nhu cầu vượt quá khả năng phân bổ thì tổ chức đấu giá hoặc thi tuyển.

Luật Tần số VTĐ (sửa đổi) năm 2022, theo Cục trưởng Lê Văn Tuấn, khắc phục được các vấn đề này. Trước hết, Luật hoàn thiện cơ chế quản lý về kinh tế đối với tài nguyên.

Cụ thể, luật Tần số VTĐ năm 2022 cho phép đối với băng tần di động, việc đấu giá là mặc định, chỉ thi tuyển, cấp trực tiếp một số trường hợp. Các DN được cấp lại giấy phép khi hết hạn nếu việc phân chia băng tần không thay đổi, đảm bảo hoạt động ổn định của thị trường. “Đây là một sửa đổi quan trọng cho thị trường viễn thông”.

Tiếp nữa, DN đều phải nộp tiền cấp quyền sử dụng băng tần (trừ thử nghiệm). Luật đảm bảo kết hợp mục tiêu phát triển về hạ tầng, theo đó, doanh nghiệp (DN) cam kết triển khai mạng theo quyết định của Bộ.

Thể chế nổi bật thứ 2 của Luật Tần số VTĐ (sửa đổi) là bổ sung cơ chế sử dụng băng tần để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) kết hợp QPAN. Luật 2009 phân bổ tần số riêng cho QPAN, nghiêm cấm sử dụng tần số này cho mục đích khác.

Luật Tần số VTĐ năm 2022 quy định DN phục vụ mục đích QPAN được sử dụng băng tần di động để làm lưỡng dụng. Theo đó, phần băng tần dùng cho QPAN là cơ bản, nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số cho phần băng tần dùng cho KT-XH như các DN khác để đảm bảo công bằng, cạnh tranh như các DN khác trên thị trường.

Thể chế thứ ba là cơ chế sử dụng tần số ngoài quy hoạch để thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới.

Theo Cục trưởng Lê Văn Tuấn, Việt Nam đang đẩy mạnh Make in Viet Nam, đang là cứ điểm của các tập đoàn lớn đến sản xuất tại Việt Nam. Ví dụ, một DN muốn sản xuất thiết bị 5G xuất khẩu đi thị trường Mỹ ở băng tần 600MHz, hiện đang được quy hoạch cho dịch vụ khác thì nay Luật Tần số VTĐ (sửa đổi) cho phép sử dụng tần số đó cho mục đích thử nghiệm.

Luật Tần số VTĐ năm 2022 cho phép sử dụng tần số không đúng với quy hoạch cho các trường hợp triển lãm, đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới; sử dụng trong các sự kiện quốc tế, hội nghị quốc tế”, ông Lê Văn Tuấn nhấn mạnh.

Thể chế đổi mới thứ tư của Luật Tần số VTĐ là xã hội hóa đào tạo, cấp chứng chỉ VTĐ viên. Luật Tần số VTĐ năm 2009 giao Bộ TT&TT cấp chứng chỉ VTĐ viên với khoảng 2000 chứng chỉ/năm. Chủ trương của Đảng, nhà nước là đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo. Luật Tần số VTĐ 2022 cho phép xã hội hóa đào tạo, cấp chứng chỉ VTĐ viên./.

Bài liên quan
  • Tần số VTĐ là lĩnh vực đặc biệt và đang có những thay đổi quan trọng
    Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Là cơ quan dẫn dắt quốc gia về tần số thì tri thức của Cục Tần số VTĐ phải là xuất sắc. Nếu làm tốt thì đóng góp của Cục Tần số cho đất nước sẽ thật là to lớn.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
4 nội dung tác động của Luật Tần số VTĐ (sửa đổi) hiệu lực từ ngày 01/7/2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO