40% các công ty ở châu Á thiệt hại kinh tế do bị vi phạm dữ liệu

03/11/2015 22:14
Theo dõi ICTVietnam trên

40% các công ty ở châu Á – Thái Bình Dương đã thiệt hại kinh tế đáng kể khi dữ liệu của họ bị xâm phạm, đặc biệt là các công ty dịch vụ tài chính.

Economist Intelligence Unit (EIU) – một cơ quan nghiên cứu thuộc tạp chí uy tín The Economist (Anh) mới công bố báo cáo có tựa đề “Sharing the blame: How companies are collaborating on data security breaches” (tạm dịch là: Chia sẻ trách nhiệm: Cách thức các công ty đang hợp tác về những vi phạm trong an toàn dữ liệu). Những số liệu trong báo cáo này được thống kê dựa trên khảo sát, thăm dò ý kiến của 210 giám đốc điều hành cao cấp trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Phân bổ tỷ lệ số người được thăm dò ý kiến của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương

                                                                                                                          (Nguồn EIU).

Theo đó, hơn một nửa số công ty châu Á (65%) báo cáo họ đã từng trải qua việc bị vi phạm dữ liệu trong năm 2013; 40% các công ty đã có những thiệt hại kinh tế đáng kể khi dữ liệu của họ bị xâm phạm, đặc biệt là các công ty dịch vụ tài chính. Ngoài ra, các công ty lớn (có doanh thu toàn cầu hàng năm từ 5 tỷ USD trở lên) cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các công ty nhỏ.

Công ty lớn, mối quan tâm đối với vấn đề vi phạm dữ liệu càng lớn (Nguồn EIU).

Nguyên nhân của những vi phạm dữ liệu là do những thiếu sót trong bảo mật. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các công ty ở châu Á (85%) tin rằng hệ thống bảo mật mà họ đang sở hữu là đáng tin cậy.

Với câu hỏi liên quan đến giảm thiểu thiệt hại do những hành vi vi phạm dữ liệu, 47% số người được hỏi bày tỏ quan điểm ủng hộ ý tưởng cộng tác, chia sẻ bằng cách tăng cường tiết lộ những hành vi vi phạm dữ liệu để đảm bảo an ninh an toàn cho công ty. Tuy nhiên, thực tế, sự hợp tác vẫn còn khá ít ỏi vì các công ty không muốn tiết lộ sự cố của những vi phạm thông tin khách hàng, nhất là đối với các phương tiện truyền thông và đối thủ cạnh tranh.

Một trong số chuyên gia thực hiện cuộc khảo sát này, Charles Ross cho biết: "Dataset lưu giữ tại khu vực tư nhân ở châu Á đang không được an toàn. Vì thế, để làm cho dữ liệu an toàn hơn, các công ty phải sẵn sàng hợp tác với đối thủ cạnh tranh, chia sẻ những điểm yếu trong hệ thống an ninh dữ liệu của mình để học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau, giảm thiếu những vi phạm dữ liệu. Đây được coi như một phần của giải pháp nhằm đối phó với những nguy cơ an ninh dữ liệu, nhưng vấn đề là các công ty đang chờ đợi nhau để thực hiện các bước đầu tiên. "

(Nguồn EIU)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
40% các công ty ở châu Á thiệt hại kinh tế do bị vi phạm dữ liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO