5 Fintechs được tài trợ hàng đầu Việt Nam

Trương Khánh Hợp, Nguyễn Tất Hưng| 22/02/2019 20:19
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự phát triển của Fintech đang tăng tốc ở Việt Nam, với các công ty trong lĩnh vực đã thu hút được 117 triệu đô la Mỹ vào năm ngoái, đây là mức tài trợ tối đa cho các công ty khởi nghiệp Việt Nam năm 2018. Theo dữ liệu của Topica Founder Institute, Fintech đã vượt qua thương mại điện tử với mức đầu tư 104 triệu đô la Mỹ và các lĩnh vực khác, thể hiện sự háo hức của các nhà đầu tư tham gia vào thị trường fintech của Việt Nam.

5 of Vietnam’s Top Funded Fintechs

Ngành fintech đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, được thúc đẩy chủ yếu bởi lực lượng dân số trẻ, hiểu biết kỹ thuật số, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động và Internet cao. Đồng thời, ngành cũng nhận được hỗ trợ từ chính phủ với những chính sách hạn chế sử dụng tiền mặt và thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số.

Quyết định để trở thành quốc gia không tiền mặt vào năm 2020 của Việt Nam đã được công bố vào năm 2017 và chúng ta đã có thể thấy những tiến bộ rõ rệt về vấn đề này. Thanh toán thông qua các dịch vụ ngân hàng di động đã tăng mạnh, lên tới 144% mỗi năm trong 5 năm qua, và việc thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng hơn gấp đôi giá trị trong ba quý đầu năm 2018.

Năm công ty khởi nghiệp sau đây là những công ty fintech được tài trợ tốt nhất tại Việt Nam dựa trên nguồn tài trợ được tiết lộ.

Các chuyên gia cũng loại trừ những doanh nghiệp như Sendo khỏi danh sách vì Sendo không phải là một fintech thuần túy, điều đó rất khó để xác định số tiền tài trợ dành cho lĩnh vực fintech của họ.

M_Service - 133,8 triệu USD

M_Service cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân có thu nhập thấp tại Việt Nam thông qua công nghệ điện thoại di động với thương hiệu MoMo. MoMo bắt đầu cung cấp ví điện tử và ứng dụng thanh toán di động, cho phép người dùng thanh toán trực tuyến và thực hiện chuyển khoản ngang hàng (P2P). Kể từ đó, MoMo đã mở rộng tính năng sang thanh toán các hóa đơn tiện ích, mua các ứng dụng trò chơi, nạp tiền, cũng như thanh toán các dịch vụ như vé xem phim, vé máy bay và thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ tại 100.000 điểm thanh toán trên toàn quốc, bao gồm các chuỗi cửa hàng phổ biến. MoMo gần đây đã bắt đầu cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn cho các khoản vay.

Tính đến tháng 10 năm 2018, dịch vụ này đã có gần 10 triệu người dùng trên cả iOS và Android. MoMo được H2 Ventures và KPMG bầu chọn là một trong những nhà cải tiến Fintech hàng đầu thế giới năm 2018. Theo Crunchbase, tính đến nay, công ty khởi nghiệp này đã huy động được 133,8 triệu đô la tài trợ.

TomoChain - 8,5 triệu USD

TomoChain là một blockchain công khai hứa hẹn hỗ trợ việc thực hiện các giao dịch một cách nhanh hơn và rẻ hơn, được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung. TomoChain dựa trên hệ thống 150 Masternodes với Proof of Stake Voting (POSV), có thể hỗ trợ các khoản phí gần như bằng không và hai lần xác nhận giao dịch thứ hai. Mạng TomoChain nhằm mục đích trở thành một blockchain tương thích với Ethereum trên máy ảo (EVM) công khai, với phí giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn, bên ngoài các tính năng và lợi ích khác.

Sau hai năm nghiên cứu và phát triển, TomoChain đã ra mắt mạng chính vào ngày 14/12/2018. Công ty khởi nghiệp đã huy động được 8,5 triệu đô la Mỹ trong đợt chào bán ban đầu (ICO) vào đầu năm nay, và được hỗ trợ bởi một số công ty đầu tư nổi tiếng như Signum Capital, Connect Capital và 1KX.

Tima – 3 triệu USD

Được thành lập vào năm 2015, Tima là một thị trường tài chính tiêu dùng và là nền tảng cho vay ngang hàng (P2P). Công ty đã ký kết hợp tác với các tổ chức tài chính, bao gồm cả Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietin Bank và Ngân hàng Nam Á. Đồng thời công ty cũng tuyên bố đã giải ngân khoảng 1,7 tỷ USD cho 2,8 triệu người vay và hơn 30.000 người cho vay trên nền tảng của mình.

Tima tuyên bố đã huy động được vòng tài trợ Series B trị giá 3 triệu đô la Mỹ vào tháng 10 với mức định giá gần 20 triệu đô la Mỹ. Và gần đây Tima đã bắt đầu quá trình huy động một vòng đầu tư Series C sau khi thuê cựu Giám đốc LendingClub COO John Donovan làm thành viên ban giám đốc.

Finhay - 1,1 triệu USD

Ra mắt vào năm 2017, Finhay là một nền tảng quản lý tài sản cho phép các thế hệ millennials (Thế hệ Millennials là một khái niệm dùng để chỉ những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) đầu tư vi mô vào các quỹ tương hỗ tại Việt Nam, bắt đầu chỉ với 50.000 đồng, tương đương khoảng 2 đô la Mỹ. Nền tảng này có hơn 13.000 người dùng với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ đồng (khoảng 299.145 đô la Mỹ). Công ty cũng đã hợp tác với 18 công ty quỹ tương hỗ và ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch.

Finhay được hỗ trợ bởi H2 Ventures có trụ sở tại Australia, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, và các công ty khác. Nó đã huy động được gần 1 triệu đô la tài trợ từ các đối tác liên doanh Insigna Venture Partners có trụ sở tại Singapore và các nhà đầu tư khác vào đầu năm nay. Cho đến nay, tổng số tiền Finhay huy động được lên tới khoảng 1,1 triệu đô la Mỹ.

 OnOnPay – 800 nghìn USD

Được thành lập vào năm 2015, OnOnPay cung cấp cả nền tảng web và ứng dụng di động, cho phép người dùng nạp tiền điện thoại trả trước và giành những ưu đãi tín dụng và phiếu giảm giá, cũng như việc xin tài trợ các khoản vay. Giải pháp được nhắm mục tiêu vào dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng. OnOnPay dựa vào một mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động như các chi nhánh. Khi người tiêu dùng cần nạp tiền vào tài khoản thanh toán di động của mình, họ cung cấp cho chủ cửa hàng số tiền tương tự. Ononpay có khoảng 3.000 điểm giao dịch như vậy.

Công ty đã huy động được 800 nghìn đô la Mỹ vào tháng 11 năm 2016 từ Quỹ Đối tác Chính phủ Malaysia Gobi.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
5 Fintechs được tài trợ hàng đầu Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO