64% rau quả Thái Lan tồn dư thuốc trừ sâu

HN| 28/11/2017 08:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Hơn 64% rau quả của Thái Lan không an toàn do thuốc trừ sâu, trong đó có nhiều sản phẩm được tiêu thụ trong nước và Việt Nam.

số rau quả nhập từ Thái Lan tồn dư thuốc trừ sâu

64% số rau quả nhập từ Thái Lan tồn dư thuốc trừ sâu

Nhật báo Bangkok Post mới đây có bài viết cảnh báo về vấn đề rau quả sạch ở Thái Lan, trong đó dẫn một báo cáo của tổ chức phi chính phủ Mạng lưới Cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan (Thai-PAN) cho biết có đến 64% rau củ quả bán trong các siêu thị hay chợ ở Thái Lan không an toàn.

Để có được kết quả trên, Thai-PAN đã tiến hành khảo sát vào cuối tháng Tám tại thủ đô Bangkok và một số tỉnh thành khác, kiểm tra hơn 10 loại nông sản phổ biến, theo TTXVN.

Thai-PAN phát hiện có đến 64% nông sản trong số đó không an toàn vì dư lượng chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép.

Cũng theo kết quả xét nghiệm của Thai-PAN, toàn bộ các loại quả được kiểm tra đều chứa chất trừ sâu và những loại quả có lượng chất này tồn dư nhiều nhất là nho, dứa và đu đủ.

Thông tin hơn 64% rau quả Thái Lan bị khẳng định nhiễm các loại thuốc trừ sâu tại Bangkok có thể khiến nhiều người tiêu dùng Việt bất ngờ bởi rau quả Thái Lan từ mấy năm nay vốn được tin tưởng chất lượng, mẫu mã, bao bì thậm chí hơn cả hàng trong nước, theo báo Dân việt.

Các loại rau quả Thái Lan nhập và bày bán tại Việt Nam nhiều nhất là: rau cải, cà chua, dưa chuột, bí ngô, bí xanh, cà rốt, khoai tây. Trái cây gồm có: me, bòn bon, xoài, quýt, sầu riêng và táo xanh...

Tháng 5/2016, Thai-PAN cũng công bố một khảo sát về các trái cây nước này và cho kết quả hơn nửa các loại rau quả Thái Lan được Chính phủ dán nhãn Q (đạt chất lượng) bị phát hiện có tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép.

Trong số 138 mẫu rau quả phổ biến tại Bangkok, Chiang Mai và Ubon Ratchathani, có 46,6% mẫu, lượng tồn dư hóa chất vượt tiêu chuẩn an toàn đối với con người. Đặc biệt, hơn 57% rau quả nhãn Q của nước này bị phát hiện không an toàn đối với người sử dụng. Hơn 25% rau quả trồng bằng phương thức hữu cơ bị phát hiện tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép.

Trong quá trình điều tra, 11 chất cấm sử dụng đã được tìm thấy tại các mẫu hoa quả, trong đó có ớt, đậu đũa, cải thảo, rau muống, cà chua, dưa chuột. Về các loại quả, 100% cam, ổi có hóa chất vượt ngưỡng cho phép; các loại thanh long, đu đủ, xoài Thái cũng bị phát hiện vượt ngưỡng trên 50%...

Tuy nhiên, sau thông tin trên phía Thái Lan không đưa ra cảnh báo nào cho các thị trường nhập khẩu mặt hàng rau quả của nước này. Phía Việt Nam cũng không vào cuộc điều tra và chỉ cảnh báo người tiêu dùng cẩn trọng với các sản phẩm nhập ngoại.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
64% rau quả Thái Lan tồn dư thuốc trừ sâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO