Chuyển động ICT

85% lãnh đạo doanh nghiệp sẽ dựa vào robot để đưa ra quyết định

QA 10:13 24/04/2023

Bị choáng ngợp bởi dữ liệu và việc ra quyết định, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp (DN) đã sẵn sàng để robot tiếp quản.

robot-ra-quyet-dinh.png
Ảnh minh hoạ (Nguồn: hbr)

Khảo sát của Oracle hợp tác với DKC Analytics tiết lộ khoảng 74% nhân viên và lãnh đạo DN ở châu Á - Thái Bình Dương cho biết số quyết định họ đưa ra mỗi ngày đã tăng gấp 10 lần trong 3 năm qua, với 86% số người được khảo sát lưu ý rằng khối lượng dữ liệu khiến các quyết định trong công việc và cuộc sống trở nên phức tạp hơn. 89% số người được khảo sát khác cho biết việc không có khả năng đưa ra quyết định đang tạo ra tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của họ.

Với quá nhiều dữ liệu, 33% số người được khảo sát cho biết không biết nên tin vào nguồn hoặc dữ liệu nào và cảm thấy choáng ngợp, trong khi 71% đơn giản là từ bỏ việc đưa ra quyết định. Nghiên cứu đã thăm dò ý kiến của 14.000 nhân viên và lãnh đạo DN trên toàn cầu, trong đó có 4.500 người từ thị trường châu Á - Thái Bình Dương: Singapore, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Trong bối cảnh quá tải thông tin, 92% cho biết họ đã thay đổi cách đưa ra quyết định trong 3 năm qua, với 31% hoàn toàn dựa vào cảm tính. Khoảng 96% số người khảo sát cho biết muốn được trợ giúp từ dữ liệu hiện có nhưng cho rằng thiếu kỹ năng diễn giải thông tin theo những cách có ý nghĩa.

Bị choáng ngợp bởi khối lượng dữ liệu, 85% các nhà lãnh đạo DN sẽ để robot đưa ra quyết định của họ và tránh những thách thức đặt ra.

Khoảng 87% số người được khảo sát thừa nhận bị "đau khổ khi quyết định", đã hối hận hoặc cảm thấy lỗi về những quyết định mà họ đưa ra trong năm qua. 73% khác cho biết việc thiếu niềm tin vào dữ liệu và khối lượng dữ liệu đã ngăn họ đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Và trong khi các nhà lãnh đạo DN trong khu vực nhận ra rằng dữ liệu rất quan trọng đối với sự thành công của DN họ, thì phần lớn lại cảm thấy họ thiếu các công cụ phù hợp để khai thác dữ liệu đó.

Nghiên cứu cho thấy 74% cho biết bảng điều khiển và biểu đồ họ nhận được không phải lúc nào cũng liên quan trực tiếp đến các quyết định mà họ phải đưa ra, với 77% mô tả hầu hết dữ liệu hiện có là chỉ hữu ích cho các chuyên gia CNTT hoặc nhà khoa học dữ liệu.

Khoảng 47% số người được khảo sát cho biết việc quản lý các nguồn dữ liệu khác nhau cần có thêm nguồn lực để thu thập tất cả dữ liệu, trong khi 38% cho biết điều đó làm chậm quá trình ra quyết định chiến lược. 31% số người khác cho biết phải quản lý các nguồn dữ liệu khác nhau đã tạo ra nhiều cơ hội mắc lỗi hơn.

Tuy nhiên, 97% tin rằng dữ liệu và thông tin chi tiết phù hợp có thể giúp họ đưa ra các quyết định về nhân sự tốt hơn, trong khi 95% và 93% cho rằng tương tự đối với các quyết định liên quan đến chuỗi cung ứng và tài chính.

Khoảng 43% số người được khảo sát muốn dữ liệu giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn, trong khi 37% muốn dữ liệu giúp giảm rủi ro và 30% muốn dữ liệu để lập kế hoạch cho những tình huống bất ngờ.

90% số người được khảo sát tin rằng việc tiếp cận đúng loại quyết định thông minh có thể tạo nên hoặc phá vỡ thành công của công ty họ.

Nếu không có dữ liệu, 45% số người được hỏi cho biết quyết định của họ sẽ kém chính xác hơn, trong khi 41% cho biết họ sẽ dễ mắc sai lầm.

Chris Chelliah, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách chiến lược khách hàng và công nghệ của Oracle khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản cho biết: “Khi các DN mở rộng để phục vụ khách hàng theo những cách mới, số lượng dữ liệu đầu vào cần thiết để có được bức tranh toàn cảnh mở rộng. Sự do dự, không tin tưởng và chưa hiểu biết về dữ liệu thể hiện trong nghiên cứu này phù hợp với những gì chúng tôi nghe được từ những khách hàng đang suy nghĩ lại về cách tiếp cận của họ đối với việc ra quyết định”./.

Theo zdnet, oracle
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
Đừng bỏ lỡ
85% lãnh đạo doanh nghiệp sẽ dựa vào robot để đưa ra quyết định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO