Ấn Độ ra luật mới, Facebook, Twitter và Instagram nguy cơ bị cấm

Bảo Bình| 27/05/2021 07:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Các nền tảng mạng xã hội Facebook, Twitter và Instagram có thể phải đối mặt với lệnh cấm ở Ấn Độ nếu họ không tuân thủ Nguyên tắc trung gian mới.

Ấn Độ ra luật mới, Facebook, Twitter và Instagram nguy cơ bị cấm - Ảnh 1.

Các nền tảng mạng xã hội Facebook, Twitter và Instagram có thể phải đối mặt với lệnh cấm ở Ấn Độ nếu họ không tuân thủ Nguyên tắc trung gian mới.

Thời hạn chấp nhận các nguyên tắc do chính phủ đặt ra kết thúc vào ngày 25/5 nhưng cho đến nay vẫn chưa có nền tảng nào bao gồm WhatsApp, Facebook, Twitter tuân thủ các quy định mới. Phiên bản Twitter tại Ấn Độ, Koo, là ứng dụng truyền thông xã hội duy nhất tuân thủ các nguyên tắc mới trước thời hạn ngày 25/5.

Trước đó, vào tháng 2/2021, Bộ Điện tử & CNTT (MEITy) đã đưa ra thời gian 3 tháng để các nền tảng xã hội tuân thủ các quy tắc CNTT mới.

Đây là một thời điểm quan trọng đối với các công ty truyền thông xã hội vì nếu họ không tuân thủ các quy tắc mới trước ngày 25/5, họ sẽ không thể bảo vệ mình tư cách là người trung gian, đồng thời có thể bị quy vào hành động hình sự theo luật của Ấn Độ. Các mạng xã hội có trụ sở tại Mỹ đã gửi yêu cầu thời hạn 6 tháng để thực hiện các quy định mới, do họ đang chờ phản hồi từ trụ sở ở Mỹ.

Tiết lộ liệu Facebook có tuân thủ các quy tắc hay không, một phát ngôn viên của công ty cho biết trong một tuyên bố, “Chúng tôi mong muốn tuân thủ các quy định của quy tắc CNTT và tiếp tục thảo luận một số vấn đề cần sự tham gia nhiều hơn với chính phủ. Dựa trên các quy tắc CNTT, chúng tôi đang nỗ lực thực hiện các quy trình hoạt động và nâng cao hiệu quả. Facebook vẫn cam kết để mọi người có thể tự do và an toàn thể hiện bản thân trên nền tảng của chúng tôi".

Theo các quy định mới được Bộ Điện tử và CNTT công bố, các nền tảng mạng xã hội sẽ phải chỉ định các lãnh đạo giám sát việc tuân thủ tại Ấn Độ. Người này sẽ xem xét các khiếu nại, theo dõi nội dung và loại bỏ nội dung nếu đó là nội dung bị phản đối. Các quy tắc như vậy không chỉ áp dụng cho các nền tảng truyền thông xã hội mà còn cho các nền tảng OTT.

Các nền tảng phát trực tuyến bao gồm Netflix, Amazon Prime và các nền tảng khác sẽ phải chỉ định một nhân viên giải quyết khiếu nại có trụ sở tại Ấn Độ, người này sẽ giải quyết các khiếu nại và xử lý chúng trong 15 ngày. 

Chính phủ đã có quan điểm rằng các nền tảng truyền thông xã hội không có quy tắc tự điều chỉnh. Do đó, chính phủ Ấn Độ muốn các công ty thành lập một ủy ban, trong đó có đại diện từ các bộ khác nhau, để kiểm soát và điều chỉnh nội dung.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Ấn Độ ra luật mới, Facebook, Twitter và Instagram nguy cơ bị cấm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO