ASEAN có thể hưởng lợi từ việc giảm các rào cản cho lao động nhập cư

Lan Phương| 11/10/2017 06:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết khi ASEAN muốn trở nên hội nhập sâu hơn, khu vực này cần phải tiến hành nhiều giải pháp hơn để thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa các nước thành viên.

Báo cáo vừa được công bố ngày 9/10 đã đưa ra cách thức để giảm các rào cản cho sự dịch chuyển cùng với quá trình di trú được quản trị kỹ lưỡng ở cả nước có lao động nhập và xuất cảnh có thể hỗ trợ các lao động và các nền kinh tế trong khu vực hưởng lợi kinh tế.

Các bước tiến hành được Ngân hàng thế giới khuyến nghị cho ASEAN gồm có tăng cường thông tin về các cơ hội và quyền lợi cho người lao động, cũng như truyền thông nhiều hơn về việc thiếu hụt các kỹ năng.

Báo cáo cho biết, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã tiến hành các bước đi để tăng cường sự dịch chuyển lao động, với các thỏa thuận công nhận lẫn nhau để chuẩn hóa sự công nhận bằng cấp trong khu vực. Điều này có nghĩa là các kỹ sư, y tá, kiến trúc sư, bác sĩ, nha sĩ, giám định viên, kế toán và các chuyên gia du lịch từ một nước ASEAN có thể làm việc ở nước khác miễn là họ đáp ứng các yêu cầu nhất định. Nhưng các nghề này chỉ chiếm khoảng 5% số việc làm trong khu vực. Trên thực tế, phúc lợi lao động - một thước đo bao gồm lương và việc làm - trong ASEAN sẽ cao hơn 29% nếu các rào cản đối với sự dịch chuyển lao động được giảm bớt.

Theo báo cáo, trong khu vực ASEAN, Singapore, Malaysia và Thái Lan là ba nước nước thu hút số lượng lớn người lao động nhập cư, phần lớn họ là những lao động có tay nghề thấp hơn nhưng được qua đào tạo. Ba nước này chiếm 6,5 triệu lao động nhập cư ASEAN, chiếm 96% trong tổng số lao động nhập cư toàn khu vực.

ASEAN cũng là một trong hai khu vực trên toàn cầu có dịch chuyển lao động cao, trong giai đoạn 1995 - 2015 tăng 10%. Điều này phần lớn do sự khác biệt sẽ vẫn tiếp diễn trong tăng trưởng kinh tế và các xu hướng nhân khẩu học trong các nước ASEAN, theo tác giả chính của báo cáo là Mauro Testaverde tại một cuộc họp báo ngày 9/10. TS. Testaverde là nhà kinh tế học về bảo vệ xã hội và lao động ở Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng thế giới.

Bên cạnh việc đề cập sự dịch chuyển lao động như là chảy máu chất xám, báo cáo còn cho biết quá trình này còn tạo ra “tuần hoàn chất xám” (brain circulation), sẽ nhân rộng các tài năng và phổ biến các bí quyết sản xuất ra toàn khu vực, một khu vực có sự tăng trưởng nhanh nhất trong một nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Những người lao động di trú có tay nghề cao có thể cần đào tạo, huấn luyện và trải nghiệm làm việc cả bên trong và bên ngoài đất nước họ sinh ra, và có thể thúc đẩy chuyển giao tri thức và mang lại nguồn doanh thu cho đất nước mình.

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Sudhir Shetty cho biết: “Sự dịch chuyển lao động sẽ đóng góp vào sức sống luôn được duy trì trong khu vực cùng với các lợi ích không chỉ cho chính người di trú mà còn cho chính nước đi và đến của lao động dịch chuyển.

Các nước có lao động xuất khẩu sẽ nhận được các luồng tiền chuyển về nước và kinh nghiệm từ các lao động làm việc ở nước ngoài, trong khi các nước có người lao động nước ngoài sẽ giải quyết được sự thiếu hụt lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh, Sudhir Shetty cho biết.

Báo cáo cho biết Singapore đã xây dựng một hệ thống lao động nhập cư hoạt động khá tốt và tiên tiến, mà phần lớn người lao động nhập cư có kỹ năng thấp, có thể xóa bỏ các khoảng cách. Điều này cho phép các công ty mở rộng sản xuất và tuyển dụng thêm lao động địa phương.

Tuy nhiên, vẫn còn những điểm yếu trong các hệ thống về người lao động nước ngoài của khu vực. Ví dụ, những người lao động nhập cư không có thông tin đầy đủ về các cơ hội và các chi phí, và có thể bị các tổ chức tuyển dụng khai thác và người sử dụng lao động phải trả phí cao cho việc bố trí việc làm.

Mặt khác, các quá trình nhập cảnh phiền hà có thể tạo ra nhiều lao động không có giấy tờ hơn.

Báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị giảm các rào cản đối với sự dịch chuyển lao động, như tăng sự minh bạch đối với các yêu cầu nhập cư vào các nước và hình thành các hệ thống cho người lao động để họ có thể theo dõi tiến trình trong quá trình nhập cư vào một quốc gia.

Hệ thống đánh giá khách hàng của Singapore cho các tổ chức tuyển dụng người giúp việc được triển khai vào năm ngoái để nhận các phản hồi của những người tuyển dụng người giúp việc, được xem như là một ví dụ của cách thức gia tăng sự minh bạch trong hệ thống tuyển dụng các lao động nước ngoài làm việc tại Singapore. Hệ thống này còn có thể được hoàn thiện hơn bằng cách cho phép lao động trong nước cũng đánh giá các tổ chức tuyển dụng, báo cáo cho biết.

Các khuyến nghị khác được báo cáo đưa ra bao gồm thống kê các thiếu hụt kỹ năng nhờ sử dụng dữ liệu, nhằm khẳng định cho công chúng là các nhà hoạch định chính sách sẽ đánh giá kỹ lưỡng thị trường và lao động nhập cư, cũng như tiến hành định hướng trước khi xuất cảnh và các chương trình trang bị thông tin tài chính - sẽ được triển khai ở Phillipines – để đảm bảo người lao động nhập cư biết được các quyền lợi của họ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
ASEAN có thể hưởng lợi từ việc giảm các rào cản cho lao động nhập cư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO