ASEAN đang được hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

TP| 02/10/2017 23:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Các nước ASEAN được khuyến nghị là nên tập trung đặc biệt vào các công nghệ mới liên quan đến nền kinh tế kỹ thuật số để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.9

Từ trí tuệ nhân tạo (AI) và robot đến dữ liệu lớn và năng lượng sạch, các công nghệ mơí này đang nhanh chóng định nghĩa lại cuộc sống hàng ngày của chúng ta bao gồm cả các doanh nghiệp và các nền kinh tế. Và trong thế giới kết nối của chúng ta, những tác động sâu đậm này của 'Cách mạng Công nghiệp 4.0' sẽ buộc các quốc gia phải chuẩn bị cho những thay đổi. Do đó, các nước ASEAN được khuyến nghị là nên tập trung đặc biệt vào các công nghệ mới liên quan đến nền kinh tế kỹ thuật số. Tuy nhiên, để thực hiện thành công đòi hỏi các quốc gia này phải vượt qua một số thách thức chính, đó là: đảm bảo các quy định và cơ sở hạ tầng công cộng cần thiết, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường hợp tác hiệu quả.

Công nghiệp 4.0 hứa hẹn một mô hình mới mang tính cách mạng cho sản xuất kinh tế, mà có sử dụng các hệ thống sản xuất dựa trên không gian mạng, bao gồm các mạng lưới cảm biến, máy móc, phôi và hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến trải rộng trên toàn bộ chuỗi giá trị. Những hệ thống mới tinh vi này tăng năng suất và mang lại mức độ hiệu quả mà chỉ một vài năm trước người ta đã không thể tưởng tượng được.

Cuộc cách mạng này bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước, nhưng khi đó không có bất kỳ dấu hiệu chắc chắn nào về sự thống trị của các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cho đến gần đây điều đó mới xảy ra. Năm ngoái, các doanh nghiệp công nghệ vượt qua các ngành công nghiệp tài chính với năm công ty lớn nhất về vốn hóa thị trường mà tất cả 5 công ty này đều dựa trên công nghệ. Những thay đổi này đang làm thay đổi Châu Á với mức độ ít nhất là bằng với bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Trong đó phải kể đến như Thương mại điện tử của Trung Quốc dẫn trên toàn thế giới và Ấn Độ hiện nay có Bangalore là Thung lũng Silicon riêng của mình. Để tồn tại trong cạnh tranh toàn cầu, các nước ASEAN phải chuẩn bị một hệ sinh thái kinh tế kỹ thuật số thích ứng làm nền tảng để tham gia vào công nghiệp 4.0.

Mức độ thâm nhập Internet ở các quốc gia ASEAN ngày càng tăng tạo cơ sở vững chắc cho sự tham gia này. Theo một điều tra của Google-Temasek, cuối năm 2016, 260 triệu cá nhân trong khu vực ASEAN đã có truy cập Internet thường xuyên. Dự kiến ​​đến năm 2020 sẽ tăng lên 480 triệu người. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 4,9% vào năm 2016, ASEAN có một tốc độ tăng trưởng cao trong những khu vực cao nhất trên thế giới. Với dân số khu vực có hơn 600 triệu người, có tới hơn 65 phần trăm đang trong độ tuổi sản xuất, và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng. Những yếu tố này đã làm gia tăng nhu cầu về dịch vụ truyền thông trực tuyến, du lịch và thương mại điện tử. Vào năm 2015, giá trị của các dịch vụ này trong khu vực là 31 tỷ USD. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên gấp 6,5 lần vào năm 2025.

Tuy nhiên, mặc dù tiềm năng này là rất lớn song, một số thách thức vẫn còn tồn tại, chủ yếu liên quan đến quy định của chính phủ, cơ sở hạ tầng công cộng và phát triển nguồn nhân lực. Để giải quyết những thách thức này, chính phủ các quốc gia ASEAN phải xây dựng các khung pháp lý phù hợp mang tính chung của cả khu vực và riêng biệt cho từng nước. Đặc biệt, những điều này phải ngăn chặn sự xuất hiện của độc quyền phát sinh từ bản chất 'người thắng giải chiếm đa số' nhất của nền kinh tế số. Các quy định cũng nên bảo vệ người tiêu dùng chống lại gian lận, xâm phạm quyền riêng tư và xâm phạm sở hữu trí tuệ, cùng với hàng loạt các vấn đề khác.

Những vấn đề này cũng đã từng tạo ra sự căng thẳng đáng kể. Ví dụ, các dịch vụ vận tải truyền thống trong khu vực, chẳng hạn như các công ty taxi, đã cảm thấy bị đe dọa bởi những gì họ coi là cạnh tranh không lành mạnh từ các dịch vụ chia sẻ xe mới, Uber, Grab và Go-Jek. Học hỏi kinh nghiệm từ những xung đột này, các chính phủ, cùng với các bên liên quan, nên cố gắng đảm bảo rằng các quy định phải phù hợp với sự phát triển của công nghệ.

Các chính phủ cũng cần đóng một vai trò bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng ICT cần thiết cho sự tham gia vào mô hình mới. Hiện tại, theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2016-2017, có rất nhiều sự thay đổi về chất lượng cơ sở hạ tầng dành cho người dân ở các nước ASEAN khác nhau tương ứng với mức độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ở các quốc gia kém phát triển, các chính phủ thường coi việc kết nối ICT là cơ sở hạ tầng cấp ba, với các ưu tiên cao hơn dành cho phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản như đường xá, điện cơ bản, nước sạch và các cơ sở tưới tiêu nông nghiệp.

Tuy nhiên, các chính phủ có thể sử dụng Quan hệ đối tác Công-Tư (PPP) để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-TT mà không cần chuyển hướng các nguồn lực công từ cơ sở hạ tầng cơ bản thiết yếu. Ví dụ, Malaysia đã thiết lập một PPP để phát triển một mạng băng thông rộng tốc độ cao, trong khi Singapore đã thành lập một mạng cung cấp Wi-Fi công cộng miễn phí. Thái Lan sử dụng mô hình Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh PPP để mở rộng dịch vụ điện thoại cố định, sử dụng phí nhượng quyền để chia sẻ doanh thu với một công ty tư nhân. Các mô hình PPP của ASEAN đối với CNTT là một phần không thể tách rời của Bản Kế hoạch tổng thể về Công nghệ Thông tin và Truyền thông ASEAN (ASEAN ICT Masterplan – AIM) năm 2015 và có thể đóng vai trò là mẫu tham khảo cho các quốc gia thành viên ASEAN khác.

Những thách thức khác liên quan đến vấn đề về nguồn nhân lực còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, các chính phủ có thể khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân bằng cách hỗ trợ các ngành công nghiệp kỹ thuật số trong nước thông qua việc cung cấp không gian làm việc chung, cải tiến giáo dục đại học, đào tạo, ganh đua và khởi động. Ưu đãi về ngân sách có thể được thực hiện một cách có chọn lọc nhưng các chính phủ cũng có thể thúc đẩy các doanh nghiệp mới bắt đầu bằng các khoản vay và hỗ trợ tài chính thông qua các ngân hàng, các nhà đầu tư thiên thần, vốn liên doanh, các hệ thống ngang hàng và hệ thống tài trợ cho số đông (crowdfunding).

Mặc dù kỹ năng kỹ thuật là cực kỳ quan trọng để có thể phát triển các xã hội số, nhưng sự phổ cập rộng rãi của Internet cũng quan trọng không kém để xã hội số phát triển. Các chính phủ có thể thực hiện các dịch vụ của chính phủ điện tử để giới thiệu cho mọi người về internet, trong khi đó giáo dục internet nên được cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ để họ được hưởng lợi từ việc tiếp cận thông tin và thị trường mới.

Tất cả những nỗ lực của chính phủ các nước ASEAN có thể được tối ưu hoá thông qua việc hợp tác lẫn nhau. Các sáng kiến ​​ban đầu như Kế hoạch tổng thể ICT ASEAN 2015 đã được xây dựng để thúc đẩy hợp tác này và phát triển nền kinh tế số trong khu vực bằng cách xác định các nguyên tắc chung. AIM 2020 hiện tại tập trung nhiều hơn vào các vấn đề thực hiện, bao gồm việc áp dụng các hệ thống CNTT-TT bền vững, thân thiện với môi trường, sự phát triển của các thành phố thông minh, tạo thuận lợi cho đầu tư ICT, các hệ thống dữ liệu mở, an ninh mạng và nền tảng điện toán đám mây. Một điều quan trọng rất đáng lưu ý là Singapore đã thể hiện cam kết của mình trong việc nhấn mạnh nền kinh tế kỹ thuật số khi họ đảm nhận trách nhiệm chủ tịch ASEAN của mình vào năm 2018.

Thông qua hội nhập khu vực, các quốc gia ASEAN sẽ có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để giải quyết những thách thức hiện đang kìm hãm sự phát triển. Kết nối toàn cầu đang đẩy nhanh sự lan tỏa của thông tin và kiến ​​thức, vì thế làm gia tăng tính khả thi của việc áp dụng công nghệ. Nếu khu vực này có thể tập trung hơn nữa vào việc hỗ trợ hệ sinh thái kỹ thuật số, đồng thời thu hút nhân tài thông qua hợp tác khu vực, thì chính các nước ASEAN cũng đang được hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
ASEAN đang được hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO