Bạc Liêu ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0

Linh Đan| 15/12/2021 15:31
Theo dõi ICTVietnam trên

UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử, phiên bản 2.0.

Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bạc Liêu nhằm mục đích tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, dùng chung các tài nguyên CNTT trong mỗi cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức khác trên phạm vi toàn quốc, hướng tới tiết kiệm chi phí, thời gian trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước, cung cấp hiệu quả các dịch vụ tích hợp cho người dân và doanh nghiệp, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm.

Việc xây dựng chính quyền điện tử sẽ tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư CNTT, hướng tới triển khai CPĐT đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương, lộ trình phù hợp, hạn chế trùng lặp gây lãng phí trong quá trình đầu tư. Đồng thời, kiến trúc chính quyền điện tử cũng sẽ tăng cường khả năng chuẩn hóa, đảm bảo an toàn thông tin trong triển khai CPĐT.

Kiến trúc Chính quyền điện tử  sẽ cung cấp thông tin cho lãnh đạo cấp cao phục vụ việc xác định các dự án/hạng mục CNTT ưu tiên triển khai. Là cơ sở để các cơ quan, đơn vị tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin trong triển khai dự án dự án CNTT dựa trên kiến trúc.

Kiến trúc CQĐT tỉnh Bạc Liêu phiên bản 2.0 là cơ sở để triển khai các dự án CNTT do cơ quan nhà nước làm chủ đầu tư, là cơ sở để các cơ quan chuyên môn làm căn cứ thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết và triển khai thực hiện.

Trong định hướng phát triển CPĐT tỉnh Bạc Liêu, UBND cho biết sẽ phát triển và xây dựng hạ tầng số tỉnh Bạc Liêu đồng bộ và hiện đại; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp DVCTT mức độ 4 trên thiết bị di động thông minh để phục vụ CQĐT, chính quyền số.

Chính quyền điện tử sẽ lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của CQNN, giảm bớt TTHC, cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích số để mang lại giá trị gia tăng cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo điều hành gắn với công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch và đơn giản hóa TTHC, coi công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các CQNN và làm cho các DVCTT đơn giản hơn, minh bạch hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn để người dân được trải nghiệm các dịch vụ công tốt hơn.

Ngoài ra, hệ thống DVCTT sẽ tập trung đa dạng về hình thức truy cập giúp thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia các hoạt động của CQNN, cho phép người dân chỉ truy cập vào một địa chỉ duy nhất và đăng nhập một lần mà có thể thực hiện toàn bộ các giao dịch với chính phủ. Người dân và tổ chức dễ dàng tiếp cận thông tin của CQNN các cấp, thông tin biểu mẫu, giấy tờ và hướng dẫn đầy đủ về TTHC, dễ dàng thực hiện các DVCTT mức độ 3, 4, thanh toán điện tử, tích hợp chữ ký số điện tử. Hồ sơ xử lý TTHC được điện tử hóa và có tính pháp lý, minh bạch, người dân có thể theo dõi kết quả xử lý hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến.

Phát triển, hoàn thiện các hệ thống Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử, kết nối với Cổng DVCQG, Hệ thống giám sát quốc gia về CPĐT, chính phủ số, CSDL cấp quốc gia, Hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến toàn quốc (PayGov), Hệ thống thu thập đánh giá việc sử dụng thông tin và DVCTT mức độ 3, 4; định hướng cung cấp 100% DVCTT mức độ 4 đủ điều kiện, tiếp thu ý kiến người dân và doanh nghiệp khi xây dựng, sử dụng các DVCTT.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Bạc Liêu ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO