Chuyển đổi số

Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ TT&TT năm 2023: 4 mục tiêu, 7 nhiệm vụ

PV 02/03/2023 17:07

Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 2488/QÐ-BTTT phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số (CĐS) và hoạt động Ban chỉ đạo CĐS và An toàn, An ninh mạng của Bộ TT&TT năm 2023.

1-610-.jpeg

Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể, gồm hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và phát triển nền tảng số. Cụ thể là hình thành mạng lưới trung tâm dữ liệu dự phòng nhiều điểm, đáp ứng 80% nhu cầu lưu trữ, tính toán và xử lý dữ liệu của Bộ TT&TT (gọi tắt là Bộ), có tính sẵn sàng, độ ổn định cao; thiết lập hạ tầng điện toán đám mây riêng của Bộ, chuyển đổi tài nguyên kỹ thuật (mạng, máy chủ, lưu trữ) thành các dịch vụ đám mây, sẵn sàng ghép nối với nhiều đám mây để hình thành mô hình đám mây thống nhất, linh hoạt.

Đồng thời phát triển nền tảng xác thực người dùng tập trung, tạo thuận tiện cho người dùng khi truy cập các hệ thống thông tin dùng chung chỉ cần một tài khoản duy nhất; thiết lập, triển khai nền tảng dữ liệu số theo nguyên tắc “dữ liệu chỉ từ một nguồn”, đáp ứng các yêu cầu về kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin, dữ liệu cho giải quyết thủ tục hành chính và nghiệp vụ chuyên ngành; hỗ trợ phân tích, tổng hợp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ; thiết lập nền tảng số dùng chung, tạo môi trường lưu trữ, chia sẻ dữ liệu, phát triển dịch vụ số dùng chung trong Bộ được tập trung, an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.

Thứ hai là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nội bộ. Theo đó, 100% cán bộ, công chức, viên chức (cấp phòng) được cấp chứng thư số sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản, tài liệu điện tử; 100% đơn vị thuộc Bộ sử dụng ứng dụng quản lý tài chính, kế toán; quản lý tài sản, công cụ dụng cụ; 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Thứ ba là ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp với các chỉ tiêu cụ thể như 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; 80% dịch vụ công có hồ sơ nộp trong năm phát sinh hồ sơ trực tuyến; 70% hồ sơ thủ tục hành chính nộp (bao gồm trực tiếp và trực tuyến) được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng.

Thứ tư là bảo đảm an toàn thông tin. Cụ thể, 100% hệ thống thông tin được phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ; 100% hệ thống thông tin được triển khai các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được phê duyệt; 100% các cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin dùng chung được ngăn chặn, khắc phục và ứng cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng đề ra 07 nhiệm vụ cụ thể gồm: thể chế số; hạ tầng số; nền tảng số; dữ liệu số; ứng dụng, dịch vụ số; bảo đảm an toàn thông tin mạng và nhân lực số./. 

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ TT&TT năm 2023: 4 mục tiêu, 7 nhiệm vụ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO