Bloomberg: Khi các công ty cân nhắc lại về một thế giới "Made in China", Ấn Độ, Việt Nam và các nền kinh tế khác đang làm gì?

Hoàng An| 06/05/2020 08:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc di dời khỏi Trung Quốc không chỉ phổ biến giữa các công ty Hoa Kỳ. Giờ đây, đại dịch đã khiến nhiều quốc gia và khu vực muốn "hồi hương" chuỗi cung ứng hơn. Các động thái nhằm giảm sự phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc đang lan rộng khắp châu Á.

Hoa Kỳ chỉ là nguồn đầu tư trực tiếp lớn thứ 6 cho Trung Quốc đại lục trong 10 tháng đầu năm 2019. Vì vậy, các động thái của các công ty từ Đài Loan, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc có thể sẽ là quan trọng hơn đối với việc chuyển hướng đầu tư và chuỗi cung ứng liên quan đến Trung Quốc.

Đây là cách một số nền kinh tế châu Á đang đa dạng hóa khỏi Trung Quốc:

Đài Loan: Chính quyền đã tìm cách đưa ít nhất một số công ty của họ trở lại từ đại lục. Thành công của các chương trình này là một trong những lý do khiến nền kinh tế Đài Loan vượt trội so với Hàn Quốc và các nơi khác vào năm ngoái. 

Năm 2019, các công ty Đài Loan đã nhận được 217 tỷ NT (7,2 tỷ USD) từ Trung Quốc đại lục theo một chương trình khuyến khích đầu tư. Tính đến cuối tháng 4, các công ty Đài Loan đã nhận đầu tư của Trung Quốc đại lục trong hơn vòng 2 năm hứa sẽ đầu tư 752 tỷ NT, theo báo cáo của chính quyền trong tháng này. 

Nhật Bản: Đây là một nền kinh tế khác đang tìm cách khuyến khích các công ty của họ rời Trung Quốc, dành 2,3 tỷ USD gói kích thích kinh tế để giúp các công ty chuyển chuỗi cung ứng trở lại Nhật Bản hoặc sang các nơi khác. Mặc dù ngân sách chỉ mới được thông qua và các công ty có thể sẽ còn chờ xem nền kinh tế bị xáo trộn như thế nào, ít nhất một công ty, Iris Ohyama Inc., đã tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất mặt nạ trong nước, ngoài hai nhà máy đang có ở Trung Quốc. 

Ấn Độ và Việt Nam: Khi một số nhà đầu tư rời mắt khỏi Trung Quốc, những nền kinh tế khác đang cố gắng thu hút số tiền đó. Việt Nam đã trở thành một điểm đến ưa thích cho các nhà đầu tư nước ngoài - những người đang tìm kiếm một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc sau leo thang căng thẳng thương mại với Mỹ. Giờ đây, Ấn Độ cũng đang muốn thu hút các doanh nghiệp di chuyển ra khỏi Trung Quốc, Bloomberg báo cáo.

Chắc chắn, Trung Quốc vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là những công ty bán cho người tiêu dùng nội địa Trung - thị trường đông dân nhất thế giới. Đại lục hiện là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, và mặc dù doanh số đã giảm hơn một năm trở lại đây, nhưng rất khó có khả năng các công ty như Toyota hay Hyundai sẽ chuyển sản xuất ra khỏi đất nước này.

Các công ty quốc tế khác đang tăng đầu tư vào nước Trung Quốc, với Samsung Electronics đầu tư 8 tỷ USD vào nhà máy thứ hai để sản xuất chip nhớ ở Thiên Tân, Trung Quốc, sau khoản đầu tư 7 tỷ USD vào năm 2017, theo chính quyền thành phố vào cuối năm ngoái. Tesla đã bắt đầu bán xe hơi từ nhà máy mới trị giá hàng USD tại Thượng Hải.

Ngay cả một số công ty Mỹ vẫn muốn tăng cường sự hiện diện của họ tại Trung Quốc. Trong một cuộc khảo sát vào tháng 12/2019, trước khi virus bùng phát, khoảng 20% các công ty Mỹ ở Trung Quốc nói rằng đầu tư ở đó được ưu tiên hàng đầu và gần 40% xếp hạng Trung Quốc nằm trong Top 3 điểm đến hàng đầu, theo khảo sát của Phòng Thương mại Hoa Kỳ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Bloomberg: Khi các công ty cân nhắc lại về một thế giới "Made in China", Ấn Độ, Việt Nam và các nền kinh tế khác đang làm gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO