Diễn đàn

Bộ ngành, địa phương khẩn trương ban hành kế hoạch CĐS năm 2023, nhấn mạnh dữ liệu

Hoàng Linh 25/02/2023 15:17

Đến nay mới có 06/30 bộ, ngành và 29/63 địa phương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số (CĐS) năm 2023.

Sáng ngày 25/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc và phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, đánh giá kết quả năm 2022 và đề ra nhiệm vụ, giải pháp năm 2023.

ub-cds-qg-2502023.jpeg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp 

Hội nghị được kết nối trực tuyến toàn quốc từ Trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng dự có Bộ trưởng Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban.

toan-canh-1(1).jpg

Nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành các cấp “dựa trên dữ liệu số”

Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai CĐS bền vững, thực chất, đồng bộ thì dữ liệu số là yếu tố quyết định. Các bộ, ngành, địa phương thời gian qua đã nỗ lực với các kết quả bước đầu đáng ghi nhận, giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công (DVC) theo hướng “lấy người sử dụng làm trung tâm”, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp “dựa trên dữ liệu số”, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức người lao động của cơ quan nhà nước (CQNN) “dựa trên nền tảng số, dữ liệu số”, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Một số kết quả cụ thể năm 2022 là: tỷ lệ doanh nghiệp (DN) sử dụng hoá đơn điện tử đạt 100% (mục tiêu 100%); tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) trong tổng mức bán lẻ đạt 7,5% (7%); tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đạt 66% (65%); tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) phát sinh hồ sơ đạt 80% (80%); tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) nộp trực tuyến đạt 54,34% (50%); tỷ lệ DN sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50% (50%); tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 75%; tỷ lệ DN vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt 30,07% (30%); tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 85%.

Về kết quả triển khai Đề án 06, các nhiệm vụ đã hoàn thành gồm: Hành lang pháp lý (04 Nghị định, 05 Thông tư), DVC thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử (21/25 DVC thiết yếu); Kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư phục vụ xử lý TTHC, cung cấp DVCTT (58/63 địa phương dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư); Tài khoản định danh điện tử (Tính đến ngày 17/02/2023, thu nhận 21.830.518 hồ sơ cấp định danh điện tử, trong đó phê duyệt 20.081.536 hồ sơ (Đạt 92% so với tổng số hồ sơ được thu nhận); đã có 128.855 lượt khai báo Thông tin lưu trú từ 29.110 công dân; có 803 tin phản ánh về an ninh trật tự từ 501 công dân qua VneID.

Cấp, sử dụng thẻ CCCD gắn chíp cho công dân (đã cấp 78.553.494 thẻ); đã có 12.269/13.047 cơ sở khám chữa bệnh triển khai bằng CCCD gắn chip tích hợp Bảo hiểm y tế (đạt 94,03%, tăng 245 cơ sở so với tháng 12/2022) với 17.518.220 công dân sử dụng CCCD đi khám, chữa bệnh trên toàn quốc (tăng 8.442.413 công dân so với tháng 12/2022).

Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư (13/30 bộ, ngành; 04 Tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã kết nối, khai thác chính thức).

Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban CĐS Quốc gia, việc CĐS tại Việt Nam còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội, còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể như: vấn đề phát triển dữ liệu; khó khăn trong triển khai các nền tảng số; nhân lực cho CĐS; thiếu sự chủ động, chậm trễ trong lập kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ; tình trạng thiếu đồng bộ từ trung ương đến địa phương, giữa các địa phương trong triển khai Đề án 06.

Tại phiên họp, bên cạnh biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ, một số tồn tại, hạn chế như đến nay mới có 06/30 bộ, ngành, và 29/63 địa phương ban hành Kế hoạch CĐS năm 2023; quá trình thực hiện quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy (từ 01/01/2023) vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo thuận lợi cho người dân. “Người dân vẫn còn nhiều phản ánh về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các TTHC liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu giấy”.

Sử dụng hiệu quả các CSDL để tham mưu, đề xuất, hoạch định chính sách

Chủ đề của năm 2023 - Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, từ đó đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phát triển đất nước. Năm 2023 còn là năm bản lề của giai đoạn 2021 - 2025.

Năm 2023 sẽ thành công với việc hoàn thành các mục tiêu quan trọng đã đặt ra đến năm 2025 sẽ tạo lập nền tảng mang tính quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược không chỉ giai đoạn 2021 - 2025 mà còn cho cả giai đoạn đến năm 2030.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, năm 2023, nhiệm vụ CĐS quốc gia rất nặng nề, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả.

tt-pmc.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính: xây dựng kế hoạch CĐS phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban quốc gia về CĐS và Ban Chỉ đạo CĐS của các bộ, ngành, địa phương, khẩn trương ban hành Kế hoạch CĐS năm 2023 của Ủy ban, các bộ, ngành, địa phương và tổ chức triển khai thực hiện, nhấn mạnh vào chủ đề “Năm quốc gia về dữ liệu số”.

Trong đó, việc xây dựng kế hoạch CĐS phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ lộ trình gắn với bố trí nguồn lực phù hợp; các mục tiêu, chỉ tiêu phải định lượng được, dễ triển khai, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra, đôn đốc, nghiêm khắc phê bình những cá nhân, đơn vị chậm trễ, không theo đúng kế hoạch.

Đối với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng chỉ đạo, tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CĐS quốc gia; bám sát thực tế, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy CĐS quốc gia.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh CĐS trong cả công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và đánh giá mức độ hoàn thành trong các bộ, ngành, địa phương; kết nối các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia, chuyên ngành với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh việc chia sẻ các thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội từ các bộ, ngành trung ương đến địa phương nhằm sử dụng hiệu quả các CSDL phục vụ công tác tham mưu, đề xuất, hoạch định chính sách.

Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, liên thông, kết nối, chia sẻ các nền tảng số, CSDL một cách đồng bộ, thực chất, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân, DN.

Thủ tướng chỉ rõ, phải tập trung hoàn thành và triển khai 53 DVC thiết yếu theo Đề án 06 và Quyết định 422/QĐ-TTg của Thủ tướng; đồng thời, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, kết nối các DVCTT với Cổng DVC quốc gia, góp phần giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân, DN; hạn chế tham nhũng, tiêu cực. Ngoài ra, tập trung rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm quy định về bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, tăng cường khai thác thông tin cư trú từ CSDL quốc gia về dân cư, không yêu cầu người dân cung cấp Giấy xác nhận tình trạng cư trú trong quá trình giải quyết TTHC”.

Đãi ngộ nhân lực CĐS

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu đẩy mạnh TMĐT, thanh toán các dịch vụ, chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ an sinh xã hội không dùng tiền mặt, xác thực tài khoản ngân hàng; rà soát, đánh giá ATTT, an ninh mạng các hệ thống thông tin, CSDL; khẩn trương khắc phục những hạn chế, bất cập về lỗ hổng bảo mật; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả và có chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng, bố trí, đãi ngộ nhân lực CĐS, nhất là nhân lực chất lượng cao; hạn chế tình trạng chảy máu chất xám; tăng cường hợp tác quốc tế trong CĐS, nhất là hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao các nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Theo đó, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; tích hợp, liên thông CSDL quốc gia về dân cư với CSDL đăng ký thuế; triển khai sử dụng định danh điện tử trong các giao dịch TMĐT, gắn định danh điện tử với mã số thuế; hoàn thiện ứng dụng VNeID để ứng dụng như thẻ thông hành di chuyển nội địa, phấn đấu đến tháng 6/2023 cấp được 40 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân.

Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện và trình Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CĐS phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2023; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định danh mục CSDL quốc gia; có kế hoạch, lộ trình cụ thể trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với thông tin xấu độc, sai sự thật chống phá Đảng, Nhà nước; làm sạch dữ liệu thông tin thuê bao di dộng, giải quyết tình trạng “SIM rác”.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tư pháp, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát lộ trình bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyển đổi số quốc gia, Đề án 06, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp, tham mưu bố trí vốn đầu tư công cho nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023 và đến năm 2025; đẩy mạnh CĐS trong phê duyệt, bố trí vốn, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Tài chính nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số; đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử, trước mắt tập trung vào các lĩnh vực: hoạt động kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí, siêu thị… Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhanh chóng ban hành các Thông tư hướng dẫn triển khai sau khi Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt được phê duyệt và triển khai trên thực tế bảo đảm thuận tiện, hiệu quả, an ninh, an toàn, nhất là trong sử dụng DVC, chi trả cho các đối tượng chính sách, thực hiện nghĩa vụ thuế…

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh triển khai Chương trình CĐS trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; phối hợp tiếp tục thúc đẩy việc triển khai chi trả qua tài khoản cho các đối tượng được hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; nghiên cứu giải pháp sổ lao động điện tử cho người lao động.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai, hướng dẫn các địa phương quyết liệt triển khai CSDL đất đai quốc gia và CSDL Tài nguyên và Môi trường.

toan-canh-2(1).jpg
Toàn cảnh phiên họp

Một số mục tiêu cụ thể

Theo Bộ TT&TT, một số mục tiêu quan trọng để thực hiện năm dữ liệu quốc gia số 2023 gồm:

Về dữ liệu số, Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương ban hành danh mục CSDL thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các CSDL trong danh mục; Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm danh mục dữ liệu mở, kế hoạch công bố dữ liệu mở của CQNN thuộc phạm vi quản lý và mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch; cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch; Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (NDXP/LGSP); Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch hành động nâng cao năng lực phát triển và quản trị dữ liệu thuộc phạm vi quản lý phải đạt 100%.

Các tỷ lệ của các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học bổ sung các môn học về dữ liệu lớn, thiết kế, phân tích, xử lý dữ liệu phù hợp với đặc thù tương ứng của từng ngành, nghề vào chương trình đào tạo; lựa chọn một số cơ sở đào tạo trọng điểm về CNTT để bổ sung các chuyên ngành đào tạo về phân tích dữ liệu, khoa học dữ liệu với chương trình, nội dung đào tạo tiên tiến, hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu; Tỷ lệ các trang, cổng thông tin điện tử của CQNN, TMĐT, cung cấp dịch vụ số phổ biến trên mạng có thu thập dữ liệu cá nhân được đánh giá an toàn thông tin và gán nhãn tín nhiệm mạng cũng phải đạt 100%.

Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa hoạt động đạt trên 50%.

Còn tỷ lệ bộ, ngành, địa phương khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh để người dân, DN chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho CQNN khi thực hiện DVCTT phải đạt hơn 80%.

Về Chính phủ số, các tỷ lệ phải đạt 100% là tỷ lệ bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT; Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương hoàn thành triển khai hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất cổng DVC và hệ thống một cửa điện tử; Tỷ lệ TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình; Tỷ lệ người dân và DN sử dụng DVCTT được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; Tỷ lệ kết quả giải quyết TTHC được số hóa./.

Bài liên quan
  • Đẩy mạnh khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới
    Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện, kết nối các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, đẩy mạnh thực hiện "Năm dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
  • Hải Phòng giải bài toán mục tiêu đảm bảo cung cấp DVCTT toàn trình
    Năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu cung cấp, sử dụng hiệu quả các thủ tục hành chính đủ điều kiện toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
  • Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc
    Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Tạp chí TT&TT trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.
  • Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
    Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội XIV của Đảng. Nhân dịp đón năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
  • Hy Lạp triển khai ứng dụng giúp bảo vệ trẻ em trên mạng
    Ngày 30/12, Hy Lạp đã công bố kế hoạch tăng cường quyền giám sát của phụ huynh đối với việc sử dụng thiết bị di động của trẻ em vào năm 2025 thông qua một ứng dụng do chính phủ điều hành.
  • Các xu hướng khai thác zero-day hàng đầu trong năm 2024
    Các lỗ hổng chưa được vá luôn là những điểm yếu để tin tặc xâm nhập vào hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Hoạt động của tội phạm mạng xung quanh lỗ hổng zero-day cho thấy các xu hướng chính mà bộ phận an ninh mạng cần lưu ý.
  • VNPT 2024: Những dấu ấn nổi bật
    Không chỉ giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, đạt mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ, năm 2024, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) còn ghi dấu ấn với nhiều hoạt động ý nghĩa, khẳng định trách nhiệm với cộng đồng.
Bộ ngành, địa phương khẩn trương ban hành kế hoạch CĐS năm 2023, nhấn mạnh dữ liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO