Tóm tắt bài viết
Bộ T T&T T ngăn chặn 2.328 website lừa đảo, vi phạm pháp luật Theo thống kê của Cục An toàn thông tin ( Bộ T T&T T ), các hình thức lừa đảo trực tuyến chủ yếu là : giả mạo thương hiệu ( 72,6% ), giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến ( 11,4% ), hình thức khác ( 16% ) như lừa đảo trúng thưởng, việc làm online, app cho vay ... Liên quan đến thông tin trên, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn Thông tin, Bộ T T&T T cho biết, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi phức tạp, các đối tượng lừa đảo đã thu thập trái phép thông tin cá nhân của người dân, hoặc giả mạo các tổ chức tài chính ngân hàng, để lừa đảo chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân. Theo Cục An toàn thông tin, Việt Nam xếp thứ 25 trên tổng số 194 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số an toàn thông tin, an ninh mạng, tăng 25 bậc so với năm 2019. Theo Bộ T T&T T, người dân Việt Nam dùng Internet nhiều ( trung bình 7 tiếng / ngày ). Danh sách các website lừa đảo trực tuyến cũng được công khai trên Cổng khonggianmang.vn để người dân tra cứu, xác minh, phản ánh lừa đảo trực tuyến .
Tác giả trích dẫn
Hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng trong thời gian qua trở nên phổ biến hơn. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, đối tượng lừa đảo đã thu thập trái phép thông tin cá nhân của người dân hoặc giả mạo các tổ chức tài chính, ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Liên quan đến thông tin trên, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn Thông tin, Bộ TT&TT cho biết, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi phức tạp, các đối tượng lừa đảo đã thu thập trái phép thông tin cá nhân của người dân, hoặc giả mạo các tổ chức tài chính ngân hàng, để lừa đảo chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân.
Số cuộc tấn công mạng năm 2022 tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2021. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin thì các hình thức lừa đảo trực tuyến trong thời gian qua chủ yếu là: giả mạo thương hiệu chiếm 72,6%, giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến hơn 11%, các hình thức khác như lừa đảo trúng thưởng việc làm trực tuyến các ứng dụng cho vay chiếm khoảng 16% còn lại
Các đối tượng thường lập website, blog giả mạo, thư điện tử giả mạo, giả mạo cá nhân qua tài khoản trực tuyến.
Theo Bộ TT&TT, người dân Việt Nam dùng Internet nhiều (trung bình 7 tiếng/ngày). Thời gian sử dụng Internet này khá nhiều. Trong khi đó, một số người nhẹ dạ, cả tin, nhận thức về an toàn thông tin còn hạn chế; Nhiều người ham trúng thưởng, khuyến mại nên mắc phải bẫy lừa đảo trực tuyến.
Trước thực trạng trên, Bộ TT&TT đã có nhiều giải pháp để bảo vệ người dân trên không gian mạng. Theo Cục An toàn thông tin, năm 2022, Cục đã điều phối ngăn chặn 2.328 website lừa đảo, vi phạm pháp luật. Trong đó, có 1.342 trang website lừa đảo trực tuyến, 986 trang web/blog vi phạm pháp luật; Bảo vệ 4,33 triệu người dân, tương đương 6,8% người dùng Internet Việt Nam không truy cập website lừa đảo.
Danh sách các website lừa đảo trực tuyến cũng được công khai trên Cổng khonggianmang.vn để người dân tra cứu, xác minh, phản ánh lừa đảo trực tuyến.
Theo Cục An toàn thông tin, Việt Nam xếp thứ 25 trên tổng số 194 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số an toàn thông tin, an ninh mạng, tăng 25 bậc so với năm 2019. Tuy nhiên, các mối đe dọa về an toàn thông tin, an ninh mạng vẫn còn hiện hữu. Theo số liệu từ Cục An toàn thông tin, trong 11 tháng đầu năm 2022, đã có tới 11.213 cuộc tấn công mạng hướng vào Việt Nam, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 3.930 cuộc tấn công giả mạo (phishing), 1.524 cuộc tấn công thay đổi nội dung (deface), 5.759 cuộc tấn công phần mềm độc hại (malware). Đáng chú ý, năm 2022, Cục An toàn thông tin ghi nhận hình thức lừa đảo phổ biến là giả mạo thương hiệu gia tăng đột biến, chiếm 72,6% tổng số vụ lừa đảo trên mạng được ghi nhận. Các hình thức lừa đảo khác bao gồm giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến chiếm 11,4%; các hình thức như lừa đảo trúng thưởng, việc làm online, ứng dụng cho vay... chiếm 16%. |
Thanh Mai (t/h)