Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đi cùng với sự gia tăng tiếp xúc với các trường điện từ tần số vô tuyến (RF-EMF) trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nguồn tiếp xúc thường xuyên nhất với não chính là việc sử dụng điện thoại di động ở gần đầu. Một số nghiên cứu đã được tiến hành để xác định các ảnh hưởng tiềm tang đến sức khỏe liên quan đến RF-EMF, và kết quả vẫn chưa mang tính thuyết phục.
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Viện Sức khỏe Cộng đồng và Nhiệt đới Thụy Sĩ (Swiss TPH) đã xem xét mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với RF-EMF từ các thiết bị truyền thông không dây và hiệu suất não bộ ở thanh thiếu niên. Nghiên cứu là sự kế thừa từ một báo cáo được công bố trên tạp chí khoa học Environment International năm 2015 với kích thước mẫu gấp đôi và cập nhật những thông tin gần đây về sự hấp thụ RF-EMF của não bộ tuổi vị thành niên trong các loại thiết bị truyền thông không dây khác nhau. Đây là những nghiên cứu dịch tễ học đầu tiên trên thế giới để ước lượng liều lượng RF-EMF tích lũy ở não bộ ở thanh thiếu niên.
Sử dụng phương tiện truyền thông sự tiếp xúc với não bộ ở thanh thiếu niên
Nghiên cứu được công bố vào ngày 23 tháng 7 năm 2018 cho thấy sự tiếp xúc tích lũy với bộ não của RF-EMF từ việc sử dụng điện thoại di động trong một năm có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển hiệu suất não bộ của trẻ ở tuổi vị thành niên, củng cố thêm kết quả được công bố năm 2015. Bộ nhớ hình tượng chủ yếu nằm ở bán cầu não phải và có sự liên kết với RF-EMF rõ rệt hơn ở thanh thiếu niên sử dụng điện thoại di động ở phía bên phải của đầu. Martin Röösli, Trưởng bộ phận tiếp xúc và sức khỏe môi trường tại TPH Thụy Sĩ cho biết "Điều này có thể cho thấy rằng RF-EMF thực sự bị hấp thu bởi phần não bộ chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ quan sát".
Các khía cạnh khác của việc sử dụng giao tiếp không dây, chẳng hạn như gửi tin nhắn văn bản, chơi trò chơi hoặc mở trình duyệt Internet chỉ gây ra tiếp xúc RF-EMF cận biên với bộ não và không liên quan đến sự phát triển hiệu suất não bộ. Röösli cho biết: "Một tính năng độc đáo của nghiên cứu này chính là việc sử dụng dữ liệu người dùng điện thoại di động được thu thập từ các nhà khai thác điện thoại di động". Ông nhấn mạnh rằng cần có những nghiên cứu tiếp theo để loại trừ sự ảnh hưởng của các yếu tố khác. "Ví dụ, kết quả nghiên cứu có thể đã bị ảnh hưởng bởi tuổi dậy thì, ảnh hưởng đến cả việc sử dụng điện thoại di động và trạng thái nhận thức và hành vi của người tham gia."
Các dữ liệu thu thập từ Ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động ở vị thành niên (HERMES- Health Effects Related to Mobile phone usE in adolescentS) xem xét mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với RF-EMF và sự phát triển hiệu suất não bộ của gần 700 thanh thiếu niên trong suốt một năm. Những người tham gia, từ 12 đến 17 tuổi, được tuyển chọn từ các trường công lập từ lớp 7 đến lớp 9 tại các khu vực thành thị và nông thôn của Thụy Sĩ-Đức nói tiếng Thụy Sĩ.
Giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm RF-EMF
Ảnh hưởng tiềm tàng của việc tiếp xúc RF-EMF đối với não bộ là một lĩnh vực tương đối mới trong nghiên cứu khoa học. Röösli nói: "Chưa rõ RF-EMF có khả năng ảnh hưởng đến các quá trình não như thế nào hoặc có liên quan như thế nào đến kết quả của chúng tôi trong dài hạn. Rủi ro tiềm ẩn cho não bộ có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài trong khi gọi điện, đặc biệt khi chất lượng mạng thấp và điện thoại di động đang hoạt động ở mức tối đa."
Giới thiệu về nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bởi TPH Thụy Sĩ phối hợp với dự án GERoNiMO của Liên minh châu Âu, nhằm cải thiện kiến thức của cộng đồng về việc liệu RF-EMF có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Công việc được tiến hành với sự cộng tác của các nhà khoa học Bỉ. Dự án được tài trợ bởi Chương trình Khung thứ bảy của Cộng đồng Châu Âu và Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sĩ (SNSF).