Bùng nổ các thiết bị IoT tỷ lệ thuận với rủi ro tấn công DDoS

PV| 07/12/2021 18:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo đại diện Công ty An ninh mạng Viettel, việc bùng nổ của kỷ nguyên IoT (Internet vạn vật) khiến cho các rủi ro tấn công DDoS (từ chối dịch vụ) sẽ lớn hơn bao giờ hết. Do đó, các đơn vị cần trang bị các thiết bị cảnh báo sớm, để có thể chủ động xử lý hoặc liên quan cơ quan quản lý, nhà mạng.

Việt Nam từng nằm trong top 3 các quốc gia có các thiết bị IoT bị chiếm quyền

Chia sẻ tại một sự kiện về ATTT được tổ chức mới đây, ông Trịnh Hoài Nam, Trưởng phòng An ninh hạ tầng, Công ty An ninh mạng Viettel, cho biết, DDoS là kiểu tấn công làm cho các dịch vụ online, làm tê liệt hệ thống mạng hay ứng dụng bằng cách làm "tràn ngập" lưu lượng mạng thông qua các hệ thống máy tính bị chiếm quyền điều khiển, và ngăn các truy cập hợp lệ đi qua.

Hiện tại, các kỷ lục về tấn công DDoS trên thế giới liên tục bị phá vỡ, tỷ lệ thuận với số lượng các kết nối IoT. Như tháng 9/ 2016 ghi nhận cuộc tấn công 600 Gbps tấn công vào hạ tầng DNS của các hãng truyền thông lớn ở Bắc Mỹ như BBC, CNN, Twitterr… khiến các trang này đều bị sập, nhưng đến tháng 10/2016, đã ghi nhận cuộc tấn công đến 800 Gbps làm sập toàn bộ Internet của Libria. Các cuộc tấn công năm 2016 này được xuất phát từ lỗ hổng bảo mật của các thiết bị IoT chủ yếu từ Trung Quốc. Năm 2018, một kỷ lục mới về DDoS lại được thiết lập khi tin tặc tấn công vào hạ tầng của Gifthub hay một cuộc DDoS được Arbor Networks thông báo vào một công ty không được tiết lộ lên đến 1,7 Tbps.

Cũng theo ông Nam, các cuộc tấn công DDoS rất dễ được thực hiện, bất kì ai cũng có thể sử dụng các dịch vụ tấn công DDoS với mức giá rẻ mà không cần sở hữu mạng botnet hay không cần kiến thức về ATTT.

Lý giải về quan điểm tại sao cuộc chơi DDoS đã thay đổi, ông Nam cho rằng, do hiện tại đang sống trong kỷ nguyên về IoT, mọi thiết bị ở nhà, ở ngoài đường đều có thể kết nối mạng để giúp cuộc sống chúng ta thuận tiện hơn. Ví dụ các thiết bị camera, ti vi, laptop, điện thoại… thậm chí các ngôi nhà thông minh thì cả các thiết bị đèn điện, điều hòa… cũng có thể kết nối mạng để điều khiển từ xa… "Số lượng thiết bị kết nối Internet tăng chóng mặt nhưng phần nhiều các thiết bị này bảo mật kém, đặc biệt các thiết xuất xứ từ Trung Quốc. Điều này khiến tin tặc dễ dàng chiếm quyền điều khiển để huy động tấn công DDoS nhằm các mục đích khác nhau của chúng", ông Nam chia sẻ.

Chưa kể đến, những năm gần đây, do nền kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ sẽ kéo theo rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh dựa vào các nền tảng trên Internet. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị là đối thủ của nhau hay các đối tượng xấu tấn công các nền tảng trên Internet doanh nghiệp để tống tiền hay vì các mục đích chính trị khác… cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến các tấn công DDoS tăng lên

Việc bùng nổ các thiết bị IoT tỷ lệ thuận với rủi ro tấn công DDoS - Ảnh 1.

Ông Trịnh Hoài Nam: Sự bùng nổ về kỷ nguyên IoT đồng nghĩa với rủi ro tấn công DDoS sẽ lớn hơn bao giờ hết.

Cần trang bị các thiết bị phát hiện sớm các cuộc tấn công DDoS

Thống kê của Cloudfalre đã cho thấy Việt Nam nằm trong top 3 các quốc gia có các thiết bị IoT bị chiếm quyền được sử dụng để tấn công DDoS nhiều nhất. "Khi bùng nổ về kỷ nguyên IoT thì cũng đồng nghĩa với rủi ro tấn công DDoS sẽ lớn hơn bao giờ hết", ông Nam bày tỏ.

Còn tại Việt Nam, Công ty An ninh mạng Viettel cũng đã ghi nhận các cuộc tấn công lên đến 50 Gbps vào tháng 1/2018 hay mới nhất là vào một tớ báo điện tử với 5 Gbps vào ngày 13/6/2021 làm ảnh hưởng dịch vụ.

Do đó, theo ông Nam, khi bị tấn công DDoS, đặc biệt là các tấn công DDoS băng thông lớn, các doanh nghiệp hay các cơ quan báo chí thường khó có thể chủ động xử lý được vì trong các trường hợp này băng thông đường lên (uplink) kết nối Internet của doanh nghiệp, cơ quan báo chí đã bị nghẽn. Do đó, việc đầu tư các thiết bị chống DDoS bên trong hạ tầng của doanh nghiệp lúc này không hiệu quả. Lúc này các doanh nghiệp, cơ quan báo chí cần có sự hỗ trợ chống DDoS từ hạ tầng của nhà mạng, vì các nhà mạng có hạ tầng lớn hơn rất nhiều và các giải pháp bảo vệ hiệu quả hơn.

Ông Nam cho rằng, một vấn đề mà các doanh nghiệp, cơ quan báo chí thường gặp, đó là khi bị tấn công DDoS với dung lượng tăng dần nhưng lại thường xử lý theo biện pháp chặn lọc hạ tầng mà chưa có sự chuẩn bị trước các kênh, dịch vụ để phối hợp từ phía nhà mạng. Điều này đã dẫn đến việc khi dung lượng tấn công lớn đến ngưỡng làm nghẽn hạ tầng, gây hậu quả nghiêm trọng hơn, mất dịch vụ thì mới phối hợp với nhà mạng. "Vì vậy, việc xử lý thường chậm và gây ảnh hưởng lớn dịch vụ lớn của các đơn vị", ông Nam bày tỏ.

Để hạn chế ảnh hưởng đến dịch vụ của mình, các đơn vị cần xây dựng các hệ thống phát hiện sớm tấn công DDoS trong hạ tầng của của mình, kèm theo các biện pháp chống các tấn công DDoS (ít nhất là các kiểu tấn công về session) như hệ thống tường lửa có tính năng chống DDoS lớp 7, DDoS appliance. "Đồng thời có thể sử dụng dịch vụ chống tấn công DDoS của các nhà mạng để có thể lọc tấn công DDoS volume-based từ nhà mạng", ông Nam nói.

Đối với người dùng cá nhân, theo ông Nam, để các thiết bị của mình không trở thành các botnet, người sử dụng cần: Không mua các thiết bị có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng (các thiết bị chi phí rất rẻ hay các thiết bị có xuất xứ không tin cậy); chỉ cho các thiết bị kết nối mạng khi thực sự cần thiết và nếu có thể tắt bớt các dịch vụ đang được kết nối Internet thừa trên thiết bị; cập nhật thường xuyên về phần mềm và phần cứng (nếu có) từ nhà sản xuất, vì thông thường nhiều bản cập nhật sẽ sửa các lỗi về bảo mật để hạn chế bị tấn công./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Công đoàn TT&TT tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân tháng công nhân, NLĐ 2024
    Với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, tháng công nhân, tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 đã được Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam (TT&TT VN) phát động sáng ngày 3/5/2024, tại Hà Nội.
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Phát triển nông nghiệp bền vững, cần chuyển đổi số trong mọi quy trình
    Cách đây không lâu, tại diễn đàn Hợp tác xã quốc gia năm 2024 hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững, nhiều quan điểm, góc nhìn, giải pháp đã được đưa ra.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Bùng nổ các thiết bị IoT tỷ lệ thuận với rủi ro tấn công DDoS
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO