Các chiến thuật bảo mật toàn diện trong đám mây

Trương Ngọc Huyền| 18/05/2019 16:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc áp dụng đám mây đã tăng lên trong vài năm gần đây. Thị trường điện toán đám mây được dự đoán sẽ tăng vọt lên tới 411 tỷ đô la vào năm 2020, khi các doanh nghiệp tìm cách tận dụng những lợi thế của dịch vụ đám mây so với các kiến trúc tại chỗ truyền thống. Các lợi thế bao gồm việc giảm chi phí, khả năng mở rộng vô hạn, linh hoạt và nhiều tiện ích khác.

Hình ảnh có liên quan

Do đó, các công nghệ dựa trên đám mây đã nhanh chóng xuất hiện và được chấp nhận như một điều bắt buộc trong kinh doanh, đối với các tổ chức có tư duy tiến bộ muốn trở nên linh hoạt hơn.

Mặt khác, những bằng chứng gần đây cho thấy rằng việc áp dụng nhanh chóng các dịch vụ dựa trên đám mây có thể tạo ra nhiều rủi ro hơn. Một cuộc khảo sát từ Firemon cho thấy 60% số người được hỏi cảm thấy rằng các sáng kiến ​​kinh doanh dựa trên đám mây đang di chuyển nhanh hơn các giải pháp mà các nhóm bảo mật đưa ra để bảo vệ họ.

Những tính năng động thú vị, cùng với lượng dữ liệu khổng lồ được lưu trữ trên đám mây, khiến các môi trường mới này trở thành mục tiêu rõ ràng cho tội phạm mạng. Và giờ đây các doanh nghiệp cần đảm bảo chiến lược bảo mật của mình có thể bảo vệ các tài sản đám mây quan trọng này. Vậy đâu là cách tốt nhất mà các doanh nghiệp có thể tăng cường vị thế bảo mật đám mây của mình ngay lập tức?

Môi trường mới, chiến lược mới

Đám mây hoàn toàn khác biệt so với các tài nguyên tại chỗ. Do đó, điều hiển nhiên là việc đảm bảo tài sản trên đám mây đòi hỏi một cách tiếp cận khác. Trong môi trường tại chỗ, doanh nghiệp thiết lập toàn bộ cơ sở hạ tầng và lưu trữ mọi thứ trong doanh nghiệp. Trong khi đó trên môi trường đám mây, nhà cung cấp bên thứ ba lưu trữ mọi thứ.

Điều này tạo ra một động lực, trong đó bảo mật trở thành trách nhiệm chung giữa nhà cung cấp và các doanh nghiệp. Điều này khiến cho các nhóm bảo mật nội bộ phải làm việc với các nhà cung cấp đám mây để đảm bảo mọi việc trở nên đơn giản, như việc thay đổi cấu hình của một trong hai bên không khiến tổ chức bị phơi nhiễm với các cuộc tấn công bên ngoài.

Cùng với sự hợp tác mạnh mẽ giữa các nhóm bảo mật, doanh nghiệp chuyển sang đám mây thậm chí cần tích cực hơn trong việc triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu và bảo vệ trên toàn môi trường, để đảm bảo những sai lầm tiềm ẩn không dẫn đến việc các thông tin có giá trị của doanh nghiệp bị xâm phạm.

Triển khai đào tạo thường xuyên và toàn diện

Một điểm đặc trưng khi nói đến bảo mật đám mây chính là cơ sở hạ tầng chung liên tục được cập nhật. Chính vì vậy, điều cần thiết là nhân viên phải luôn cập nhật những thay đổi về công nghệ và các khía cạnh khác mà họ nên biết, để có thể thực hiện công việc của mình mà không khiến tổ chức gặp phải rủi ro.

Các doanh nghiệp cần thực hiện các khóa đào tạo bảo mật thường xuyên, không chỉ bao gồm những điều cơ bản mà còn phác thảo tất cả các thực tiễn tốt nhất có liên quan. Bất cứ khi nào chiến lược bảo mật được điều chỉnh, nhân viên cũng cần được cập nhật để có thể bắt kịp những thay đổi và điều chỉnh mà họ cần để thực hiện công việc.

Triển khai nhiều lớp phòng thủ

Trong thời đại ngày nay, vấn đề vi phạm dữ liệu gần như không thể tránh khỏi. Các tin tặc luôn tìm kiếm những cách mới để xâm nhập các mục tiêu của chúng, và dường như cứ vài tiếng lại có một tin tức về các vi phạm mới. Một chiến lược tổng thể để bảo vệ tổ chức trong trường hợp có sự xâm phạm đã trở nên cần thiết, đặc biệt là với một số thông tin nhạy cảm được lưu trữ trong môi trường đám mây.

Các công nghệ cung cấp thông tin về các mối đe dọa, phát hiện, giám sát mạng và những công cụ tương tự đều nỗ lực để ngăn các tác nhân xấu vượt qua vành đai. Nhưng điều quan trọng không kém là bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp từ bên trong khi có sự xâm phạm và đội quản lý bảo mật đã bỏ qua.

Một cách để đạt được điều này chính là việc mã hóa tất cả dữ liệu, kể cả khi nghỉ ngơi và khi di chuyển, để nếu các tác nhân xấu xâm nhập vào cơ sở hạ tầng của tổ chức, những dữ liệu có giá trị của doanh nghiệp sẽ trở nên vô dụng vì doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa chính xác. Một sự kết hợp của nhiều công nghệ và thực tiễn bảo mật tích cực và thụ động tạo nên một chiến lược phòng thủ an ninh cân bằng.

Bảo mật đám mây yêu cầu sự kết hợp thận trọng

Nói một cách đơn giản, bảo mật trên đám mây bao gồm nhiều quy trình. Một chiến lược hoàn chỉnh bao gồm sự hợp tác mẫn cán giữa các nhóm bảo mật nội bộ và các nhà cung cấp đám mây, việc đào tạo thường xuyên trong toàn công ty và sự pha trộn đúng đắn của các công nghệ là con đường duy nhất phía trước.

Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục áp dụng các dịch vụ đám mây để tiết kiệm chi phí và các lợi ích khác, nhưng cho đến khi các giám đốc điều hành chọn bảo vệ chúng một cách toàn diện, thì luôn có một kẽ hở mà tin tặc có thể xâm nhập.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
    Tính đến hết năm 2024, có tổng cộng 17.273 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích (trường học, y tế…) đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. ‏
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Các chiến thuật bảo mật toàn diện trong đám mây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO