Khoảng 29% các công ty niêm yết của Singapore có một số tiếp xúc với các mối đe dọa trên mạng từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018, cùng với 30% các công ty Indonesia và 40% các công ty Malaysia.
Mức trung bình toàn cầu trên 11 chỉ số thị trường chứng khoán là 55%.
Trong khi đó, Chỉ số Phơi nhiễm của an ninh mạng được chỉ định dựa trên số lượng tiết lộ thông tin nhạy cảm và rủi ro từ thông tin này, chia cho số lượng nhân viên. Điểm số bằng 0 đại diện cho một công ty không có nguy cơ đe dọa trực tuyến trong 12 tháng qua.
Nhìn chung, Indonesia có số điểm thấp nhất trong các thị trường được thăm dò ý kiến (9,56), tiếp theo là Hồng Kông (13,0) và Singapore (37,7). Malaysia, ở vị trí thứ năm (56,67).
Ngành công nghiệp công nghệ có khả năng tiếp xúc nhiều nguy cơ nhất ở cả Singapore và Malaysia, trong khi ngành năng lượng của Indonesia có nguy cơ cao nhất đối với vấn đề an ninh mạng.
Theo Cyber Intelligence House, công ty đưa ra nghiên cứu về khả năng phơi nhiễm mã độc trên mạng, hoặc số lượng dữ liệu nhạy cảm đã được phơi bày, “là yếu tố dự báo tốt nhất về khả năng và cường độ của tội phạm mạng đối với công ty đó trong thời gian ngắn hạn và trung hạn”.
Một số loại thông tin có thể khiến các công ty gặp rủi ro là truyền thông nội bộ, cũng như thông tin đăng nhập, chẳng hạn như tên người dùng và mật khẩu, có thể cho phép các bên trái phép truy cập vào các hệ thống bị hạn chế.
Mikko Niemela, giám đốc điều hành của Cyber Intelligence House, nói thêm: “Bất kỳ mức độ phơi nhiễm an ninh mạng nào, ngay cả khi nó không gây nguy hiểm ngay lập tức, có thể gây tổn hại trong tương lại. Do đó, điều bắt buộc đối với các công ty là phải biết họ đang tiếp xúc với nguy cơ mạng như thế nào.”