Các chuyên gia, DN công nghệ thế giới bàn thảo về thiết kế vi mạch tại ICICDT 2022

HL| 23/09/2022 13:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2022, Hội nghị Hội nghị khoa học quốc tế về thiết kế vi mạch và công nghệ chế tạo (2022 IEEE International Conference on IC Design and Technology - ICICDT 2022) ICICDT lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 21/9 - 23/9.

Hội nghị do Viện Công nghệ Thông tin (CNTT), Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức với sự bảo trợ của Hội Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE).

Hội nghị ICICDT 2022 là diễn đàn khoa học cho các nhà khoa học trong và ngoài nước trình bày, trao đổi các kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực công nghệ và thiết kế vi mạch; đặc biệt là các kết quả thuộc hướng nghiên cứu ở các lĩnh vực như công nghệ sản xuất và đóng gói vi mạch, công nghệ vật liệu mới và các công nghệ mới nổi về vi mạch như công nghệ tích hợp 2,5D/3D, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), các kỹ thuật thiết kế vi mạch tương tự/số, thiết kế công suất thấp.

Kết nối tri thức trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, chip điện tử

Cho biết về Hội nghị năm nay, PGS. TS. Trần Xuân Tú, Viện trưởng Viện CNTT, Chủ tịch Hội nghị cho biết: "Chủ đề của Hội nghị ICICDT là thiết kế và các công nghệ chế tạo vi mạch điện tử (chip bán dẫn) - được mệnh danh là "xương sống" của kỷ nguyên công nghệ hay "hạt gạo" của ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin".

Các chuyên gia, DN công nghệ thế giới bàn thảo về thiết kế vi mạch tại ICICDT 2022  - Ảnh 1.

PGS. TS. Trần Xuân Tú: Chế tạo vi mạch điện tử (chip bán dẫn) - được mệnh danh là "xương sống" của kỷ nguyên công nghệ

Hội nghị ICICDT năm nay là một sự "bắt tay" hoàn hảo giữa khối công nghiệp và khối nghiên cứu hàn lâm với tỷ lệ tham dự hội nghị đến từ các tập đoàn công nghệ rất cao. Hội nghị có 5 báo cáo phiên toàn thể được trình bày bởi các chuyên gia công nghệ hàng đầu đến từ các tập đoàn nổi tiếng như SK hynix, NXP, ON Semiconductor, Soitec, NanoAcademic…, 5 bài giảng chuyên sâu về công nghệ thiết kế vi mạch điện tử và chế tạo, 24 báo cáo mời và gần 30 báo cáo chính thức được trình bày bởi các nhà khoa học đến từ các châu lục.

Bên cạnh vai trò diễn đàn học thuật, Hội nghị ICICDT còn là cầu nối giữa khối công nghiệp và khối hàn lâm (đại học, viện nghiên cứu) với mục tiêu thúc đẩy hợp tác trường đại học - doanh nghiệp để tiến xa hơn trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và công nghệ chế tạo. Đây là tiêu chí hàng đầu và truyền thống lâu đời của Hội nghị ICICDT.

Cùng nhận định, TS. Nguyễn Bích Yến, chuyên gia cao cấp, Phó Giám đốc công nghệ hãng Soitec (tác giả của gần 300 sáng chế và hơn 200 bài báo khoa học) cho biết: "Hội nghị ICICDT là nơi hội tụ các chuyên gia hàng đầu về thiết kế vi mạch và công nghệ chế tạo. Với ý tưởng tạo dựng một diễn đàn khoa học nhằm chia sẻ, tìm kiếm tiếng nói chung trong nghiên cứu và phát triển công nghệ giữa nhóm chuyên gia công nghệ bán dẫn, chuyên gia thiết kế vi mạch để tạo nên những đột phát về công nghệ, biến cái không thể thành có thể trong công nghệ. Hội nghị ICICDT cũng là một diễn đàn để kết nối tri thức giữa khối công nghiệp và khối đại học, viện nghiên cứu; tạo động lực sáng tạo cho các nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, chip điện tử và công nghệ chế tạo, công nghệ vật liệu mới".

TS. Nguyễn Bích Yến cũng bày tỏ ấn tượng về công tác tổ chức của hội nghị, đã xây dựng được chương trình hội nghị chất lượng cao, quy tụ được nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ nhiều nước khác nhau trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 chưa thực sự kết thúc.

Các chuyên gia, DN công nghệ thế giới bàn thảo về thiết kế vi mạch tại ICICDT 2022  - Ảnh 2.

Các diễn giả, đại biểu tham dự Hội nghị

Thu hút các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu lĩnh vực tham dự

ICICDT 2022 đã thu hút các chuyên gia đến từ các tập đoàn công nghệ nổi tiếng trình bày các báo cáo mời tại phiên toàn thể (keynote): TS. Patric Besse, Giám đốc phụ trách mảng EMC & EMD, Tập đoàn công nghệ NXP, Cộng hòa Pháp; TS. Myung-Hee Na, Giám đốc công nghệ, Tập đoàn SK hynix, Hàn Quốc; TS. Thomas Ayers, Giám đốc phát triển công nghệ cảm biến cho ô tô, Tập đoàn ON Semiconductor, Hoa Kỳ; TS. Félix Beaudoin, Giám đốc điều hành, Công ty NanoAcademic, Canada; Nitin Kishore, Chủ tịch sáng lập kiêm Giám đốc điều hành, Công ty Truechip Solutions.

Các chuyên gia, DN công nghệ thế giới bàn thảo về thiết kế vi mạch tại ICICDT 2022  - Ảnh 3.

Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị cũng vinh dự đón các nhà khoa học hàng đầu tới trình bày giảng bài (tutorials). Nội dung các bài giảng liên quan đến hướng dẫn cách thiết kế hệ thống bảo mật phần cứng sử dụng vi xử lý RISC-V, các kỹ thuật bảo mật phần cứng cùng các bài giảng về quy trình thiết kế vi mạch cho thiết bị IoT và các vấn đề liên quan đến công nghệ chế tạo vi mạch.

Các nhà khoa học gồm các giáo sư: Phạm Công Kha, Đại học Điện tử - Truyền thông, Tokyo, Nhật Bản; Gong Xiao, Đại học Quốc gia Singapore, Singapore; Massimo Alioto, Đại học Quốc gia Singapore, Singapore; Orazio Aiello, Đại học Genova, Italia; Rino Choi, Đại học Inha, Hàn Quốc.

ICICDT 2022 thu hút hơn 100 nhà khoa học, nghiên cứu viên và các chuyên gia tập đoàn công nghệ từ trong vào ngoài nước đến tham dự./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Thực hiện nhiều hỗ trợ triển khai chữ ký số tại Sóc Trăng
    Áp dụng chữ ký số (CKS) rộng rãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, người dân, doanh nghiệp (DN) giao dịch trên môi trường điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS).
  • Trẻ em đang thiếu “vành đai mạng bảo vệ”
    “Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng chính là góp phần “ươm mầm xanh”, “bảo vệ mầm xanh” cho tương lai của đất nước, quốc gia, tiến tới thực hiện hiệu quả mục tiêu tự cường, tự lập của dân tộc”.
  • Cạnh tranh quốc tế lĩnh vực Internet vệ tinh
    Là một lĩnh vực mới nổi, Internet vệ tinh tác động sâu sắc đến cạnh tranh Internet toàn cầu, tác động đến sức mạnh kinh tế và quân sự các nước, làm gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc [1].
  • Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị và Triển lãm Công nghệ của WCO 2023
    Đây là Hội nghị quốc tế thường niên lớn nhất của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), với chủ đề của năm 2023 là “Đón đầu kỷ nguyên số: Ứng dụng công nghệ, Thúc đẩy đổi mới và Nuôi dưỡng thế hệ hải quan kế cận chuyên nghiệp”.
  • Việt Nam tiếp tục cùng ASEAN xây dựng một cộng đồng đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển
    Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Indonesia và các nước ASEAN khác nỗ lực để xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, tiếp tục thúc đẩy hợp tác đa phương và đoàn kết quốc tế, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung ở khu vực và trên thế giới.
  • Thông điệp mạnh mẽ về một ASEAN tầm vóc, tự cường và năng động
    Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về một ASEAN tầm vóc, tự cường và năng động. Tầm vóc của ASEAN ngày hôm nay là kết quả của cả một quá trình nỗ lực không mệt mỏi của ASEAN trong suốt hành trình 56 năm qua, trên nền tảng đoàn kết, tin cậy và hợp tác.
  • AMRI-16 định vị vai trò truyền thông trong giai đoạn mới
    Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (AMRI-16) đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, trong đó định vị vai trò của ngành truyền thông trong giai đoạn mới là từ "thông tin" tới "tri thức", cùng nhau chung tay ứng phó tin giả, xây dựng một cộng đồng ASEAN tự cường và thích ứng.
  • Hà Nội hình thành 2 - 3 khu đô thị thông minh
    Thành phố sẽ thử nghiệm triển khai một số dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) tại một số quận, huyện, gắn liền phát triển dịch vụ ĐTTM với phát triển chính quyền số.
  • Ngân hàng VIB “chuyển nhà” lên đa đám mây
    Những tiến bộ của công nghệ đám mây cho phép các ngân hàng mở rộng mạng lưới phân phối linh hoạt và phục vụ khách hàng mới từ xa, đồng thời gia tăng trải nghiệm khách hàng trên đa kênh trực tuyến. VIB đã ứng dụng đa đám mây và đang gặt hái thành quả.
  • Hà Nội chú trọng phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn được đánh giá là ngành của tương lai. Chính vì vậy, Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng tối đa cho dự án mới, từ mặt bằng tại các khu công nghiệp, hoàn thiện và hiện đại hóa hạ tầng giao thông, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đến cung cấp nguồn nhân lực…
Các chuyên gia, DN công nghệ thế giới bàn thảo về thiết kế vi mạch tại ICICDT 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO