Các chuyên gia Phố Wall: Kinh tế thế giới sẽ mất ít nhất 5,5 nghìn tỷ USD vì đại dịch - tương đương với việc mất đi Nhật Bản

Giang Ng| 09/04/2020 15:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngay cả những chính sách kích thích tiền tệ, tài khoá với quy mô lớn chưa từng có được tung ra, thì tăng trưởng GDP toàn cầu khó có thể quay trở lại xu hướng tiền khủng hoảng cho đến ít nhất là năm 2022.

Đại dịch Covid-19 có thể sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu mất hơn 5 nghìn tỷ USD trong 2 năm tới, con số này thậm chí còn lớn hơn sản lượng kinh tế hàng năm của Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Đó là lời cảnh báo từ các ngân hàng trên Phố Wall, trong bối cảnh thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng trong thời bình sâu sắc nhất kể từ những năm 1930, sau khi các chính phủ buộc phải yêu cầu doanh nghiệp đóng cửa, người dân ở nhà nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.

Dù cuộc suy thoái được dự đoán là chỉ diễn ra trong một giai đoạn ngắn, nhưng các nền kinh tế sẽ mất một khoản thời gian để vực dậy, lấy lại thăng bằng sau cú gã này. Ngay cả với những chính sách kích thích tiền tệ, tài khoá với quy mô lớn chưa từng có, thì tăng trưởng GDP khó có thể quay trở lại xu hướng tiền khủng hoảng cho đến ít nhất là năm 2022.

Các chuyên gia Phố Wall: Kinh tế thế giới sẽ mất ít nhất 5,5 nghìn tỷ USD vì đại dịch - tương đương với việc mất đi Nhật Bản - Ảnh 1.

Giai đoạn đó kéo dài tương đương với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ở hơn 1 thập kỷ trước, dù vẫn chưa rõ liệu sự phục hồi có chậm chạp hơn so với những gì các nhà kinh tế dự đoán hay không. Điều này nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với nhiệm vụ lớn hơn. Họ phải đưa ra các chính sách kích thích với quy mô đủ để phục hồi, nhưng vẫn phải tránh việc mở cửa nền kinh tế quá sớm và tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát trở lại.

Catherine Mann – kinh tế gia trưởng của Citigroup, nhận định: "Hướng đưa ra chính sách mang ý nghĩa rất lớn. Nếu hướng đi của bạn là tích cực, thì nó sẽ hỗ trợ niềm tin kinh doanh và giúp đỡ các cá nhân rằng họ cảm thấy có thể đi làm. Đây sẽ là một yếu tố rất quan trọng sẽ diễn ra vào nửa cuối năm nay và năm 2012."

Các nhà kinh tế của JPMorgan dự đoán nền kinh tế giới sẽ mất 5,5 nghìn tỷ USD, tương đương 8% GDP vào cuối năm tới. Chỉ riêng đối với các nền kinh tế phát triển, con số này sẽ tương đương với những gì đã xảy ra trong các cuộc suy thoái năm 2008-2009 và 1974-1975.

Morgan Stanley thì cho biết dù có những phản ứng chính sách mạnh mẽ, nhưng phải đến quý III/2021 thì GDP của các thị trường phát triển mới hồi phục trở lại mức trước khi dịch bệnh diễn ra. Deutsche Bank nhận định rằng "thiệt hại kéo dài và những tàn dư" sẽ khiến Mỹ và các nền kinh tế châu Âu mất 1 nghìn tỷ USD so với thời điểm trước khi dịch bệnh diễn ra vào cuối năm 2021.

Hôm 8/4, WTO cho biết đại dịch có thể khiến dòng chảy thương mại quốc tiếp đứt gãy tồi tệ hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ hậu chiến. IMF dự kiến sẽ công bố dự báo mới nhất về triển vọng kinh tế, trong cuộc họp vào mùa xuân dự kiến sẽ tổ chức vào tuần tới.

Hơn nữa, những con số trên còn ảnh hưởng đến rất nhiều người trong cuộc khủng hoảng này. Khi số người chết do dịch bệnh tăng lên, thì lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ sụt giảm, nhiều công ty buộc phải đóng cửa, theo đó hàng triệu người sẽ mất việc làm. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mới đây cho biết hơn 1 tỷ người lao động đứng trước nguy cơ bị cắt giảm lương hoặc mất việc.

Steve Schwarzman– giám đốc điều hành của Blackstone Group, trả lời phỏng vấn trên Bloomberg Television: "Cuộc khủng hoảng sẽ chỉ mang tính tạm thời, nhưng đang tạo áp lực cho tất cả mọi lĩnh vực."

Bởi vậy, các chính phủ sẽ cần có sự phối hợp. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã cảnh báo rằng những nỗ lực rời rạc giữa các quốc gia có thể khiến làn sóng dịch bệnh bùng phát trở lại, trong kịch bản tồi tệ nhất, GDP của Mỹ sẽ thấp hơn gần 12% so với thời điểm trước khi virus lây lan vào cuối năm 2020.

Các chuyên gia Phố Wall: Kinh tế thế giới sẽ mất ít nhất 5,5 nghìn tỷ USD vì đại dịch - tương đương với việc mất đi Nhật Bản - Ảnh 2.

Theo Amlan Roy, trưởng nhóm nghiên cứu chính sách vĩ mô toàn cầu tại State Street Global Advisors, nếu không có nỗ lực phối hợp trên toàn cầu thì các thị trường mới nổi sẽ đối mặt với quãng đường hồi phục cực kỳ dài. Ông nói: "Cuộc suy thoái kinh tế mà chúng ta chuẩn bị chứng kiến, nếu các thị trường mới nổi không thể thoát khỏi vào tháng 6, thì họ sẽ chìm trong đó trong vài năm, giống như cuộc khủng hoảng ở châu Á và Mỹ Latinh. Nếu thế giới không có sự phối hợp, thì hậu quả của cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài 5 hoặc 10 năm."

Nếu diễn ra theo những gì đã từng chứng kiến trong lịch sử, thì đại dịch sẽ để lại hậu quả trong một thời gian rất dài. Một nghiên cứu của Đại học California cho thấy những đợt bùng phát dịch bệnh trước đây có xu hướng khiến tiền lương sụt giảm và gây áp lực cho hoạt động đầu tư trong nhiều thập kỷ.

Những kịch bản ở hiện tại cũng cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách đưa ra phản ứng khá hợp lý. Nhưng điều đó sẽ không thể đảm bảo, nhất là khi các bộ trưởng tài chính EU đã thất bại trong việc đi đến một chiến lược chung trong cuộc họp hôm 7/4.

Holger Schmieding – kinh tế gia trưởng tại Berenberg, lưu ý rằng các chính phủ có thể cần phải duy trì lệnh hạn chế nghiêm ngặt đối với hoạt động di chuyển vào cuối năm 2020 hay 2021 để ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát. Đồng thời, họ phải tiếp tục chi tiêu mạnh hơn các biện pháp ban đầu để thúc đẩy xu hướng tăng trưởng, hoặc mạo hiểm để có được sự hồi phục hình chữ W."

Ông cho hay: "Một sai lầm trong chính sách sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng. Việc đưa ra dự báo tiêu cực hơn sẽ giúp việc ứng phó trở nên dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần giả định rằng động thái phản ứng chính sách vẫn chưa thực sự đầy đủ."

Tham khảo Bloomberg

Các chuyên gia Phố Wall: Kinh tế thế giới sẽ mất ít nhất 5,5 nghìn tỷ USD vì đại dịch - tương đương với việc mất đi Nhật Bản - Ảnh 4.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
Các chuyên gia Phố Wall: Kinh tế thế giới sẽ mất ít nhất 5,5 nghìn tỷ USD vì đại dịch - tương đương với việc mất đi Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO