Các công ty lớn về công nghệ cảnh báo về lỗi thiên niên kỷ trước khi Akihito bãi nhiệm

Nguyễn Thùy Linh, Hải Yến, Đỗ Ngọc Phú| 01/08/2018 17:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự ra đi của hoàng đế vào năm 2019 sẽ là một sự thay đổi mới trong kỷ nguyên thông tin.

What will happen to Japan’s infrastructure after Emperor Akihito abdicates.Vào 30 tháng 4 năm 2019, Nhật Hoàng Akihito nhiều khả năng sẽ thoái vị. Quyết định này được công bố vào tháng 12 năm 2017 để chuẩn bị cho việc kế vị của hoàng tử Naruhito, nhưng việc này có thể gây ra nhiều lo ngại trong một lĩnh vực không ai ngờ đến: công nghệ.

Lịch của người Nhật được tính từ ngày lên ngôi của Nhật Hoàng mới, sử dụng không chỉ tên hoàng đế, mà cả tên của thời kỳ họ trị vì. Lễ lên ngôi của Akihito vào tháng 1 năm 1989 đã đánh dấu sự khởi đầu của thời đại Heisei, và cuối thời kỳ Showa; và lễ đăng quang của Naruhito cũng sẽ đánh dấu một kỷ nguyên mới.

Nhưng điều đó sẽ mang theo vài vấn đề. Ví dụ, Akihito đã tại vị trong suốt thời kỳ thông tin, đồng nghĩa với việc nhiều hệ thống chưa hề phải đối mặt với sự chuyển mình cho một kỷ nguyên mới. Hơn nữa, tên chính thức cho kỷ nguyên của Naruhito cũng chưa được công bố, gây ra nhiều mối lo cho các tờ nhật báo, nhà in ấn lịch.

Đó là lý do vài người gọi đó là "Vấn đề Y2K của Nhật Bản".

"Tầm quan trọng của sự kiện này đối với hệ thống điện toán sử dụng lịch Nhật Bản có lẽ tương đồng với sự kiện Y2K với lịch Gregorian," Theo như Microsoft. "Bởi sự kiện Y2K, đã có những sự nhận thức toàn cầu về những thay đổi sắp tới, dẫn tới việc các chính phủ và bên cung cấp phần mềm bắt đầu nghiên cứu về giải pháp trước năm 2000. Cho dù với sự chuẩn bị đó, nhiều tập đoàn vẫn gặp phải nhiều rắc rối bởi sự chuyển giao thiên niên kỷ này.

"May mắn thay, đây là một sự kiện hiếm hoi, tuy nhiên điều đó nghĩa là đa phần các phần mềm đều chưa được kiểm nghiệm  để chắc chắn rằng chúng sẽ hoạt động tốt trong kỷ nguyên mới."

Microsoft đã phát hành một cập nhật phần mềm vào tháng 4 cho phép các lập trình viên có thể kiểm tra xem điều gì sẽ xảy ra với phần mềm sau khi chuyển sang kỷ nguyên mới. Steele của Microsoft cảnh báo các lập trình viên về những trở ngại: "Vài thuật toán muốn đếm số năm trong thời kỳ chuyển giao có thể sẽ bỏ qua khả năng có hai lịch Nhật Bản riêng biệt, trong hai kỷ nguyên khác nhau, trong cùng một năm Gregorian". Một vài ứng dụng khác sẽ sập khi chúng cố tính toán một mốc thời gian không tồn tại - ví dụ, năm thứ 40 của kỷ Heisei, thực ra là năm thứ 10 của kỷ nguyên sau đó.

Một vấn đề khó khăn hơn nhiều thuộc về Unicode, tập đoàn quốc tế đã giới thiệu thành công chữ tượng hình cho toàn thế giới. Vì máy tính của Nhật bản sử dụng một ký tự để đại diện cho tên một kỷ nguyên, Unicode cần chỉnh lại quy chuẩn cho các ký tự mới. Nhưng họ không thể làm điều đó cho tới khi có tên chính thức cho kỷ nguyên này, và họ sẽ không biết được điều đó cho tới cuối tháng 2. Không may thay, phiên bản 12 của Unicode được dự kiến sẽ ra mắt vào đầu tháng 3, đồng nghĩa với việc họ cần phải giải quyết vấn đề này trước lúc đó và không thể bị chậm trễ.

"UTC không được phép phạm sai lầm, và cũng không thể đoán mò và ra mắt đoạn code quá sớm," Ken Whistler của Unicode đã viết "Tất cả điều này đều hướng đến sự cần thiết của việc phát hành Unicode 12.1 ngay sau khi Unicode 12.0 ra mắt, thêm vào ký tự tên của kỷ nguyên mới tại Nhật Bản, điều khiến nhiều doanh nghiệp phải chịu nhiều áp lực trong việc hỗ trợ những phần mềm trong năm 2019."

Hệ thống này không chỉ tạo ra các vấn đề trong quá trình chuyển giao ngai vàng. Nhiều các dòng máy đời cổ hơn, chưa từng được cập nhật để thích ứng với kỷ nguyên mới, và vẫn cho rằng đây là năm Showa 93. Điều này nghĩa là Nhật Bản có thể sẽ gặp một vấn đề kiểu Y2K vào năm 2025, khi những hệ thống đó chuyển sang số năm có 3 chữ số mà chúng không thể tính toán được.

Nhiều tổ chức của Nhật Bản đang cố giải quyết vấn đề từ đầu còn lại. Vào tháng 5, cơ quan thuế quốc gia đã công bố họ sẽ cân nhắc về việc tiếp tục tính thời gian bằng lịch Heisei sau khi chuyển giao, nhằm tránh nhầm lẫn trong thanh toán thuế.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới 17/5: Khát vọng về giáo dục số
    Chủ đề của ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới (WTISD) năm nay là “Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững”, nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp số trong việc giúp giải quyết các thách thức cấp bách của thế giới và đẩy nhanh tiến bộ trong các lĩnh vực then chốt. Một trong những lĩnh vực đó là giáo dục.
  • Netflix đạt 40 triệu người dùng/tháng nhờ gói hỗ trợ quảng cáo
    Netflix cho biết việc ra mắt gói dịch vụ rẻ hơn, đi kèm quảng cáo đã giúp công ty đạt 40 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu, từ mức 5 triệu 1 năm trước đó.
  • Dân Việt App đưa thông tin đến bạn đọc, bà con nông dân cả nước thời CĐS
    Để bắt kịp sự phát triển như vũ bão của công nghệ, trong đó có công nghệ truyền thông xã hội, báo chí bắt buộc phải thay đổi phương thức hoạt động, phải phát triển đa nền tảng, thực hiện chuyển đổi số (CĐS).
  • Nhiều dự địa để phát triển kinh tế số nông nghiệp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số nhấn mạnh: "Công nghệ số, chuyển đổi số, tự động hoá sẽ giúp ngành Nông nghiệp giảm được rất nhiều chi phí. Chi phí cho công nghệ số, chuyển đổi số sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với phần chi phí tiết kiệm được" tại Hội nghị chuyên đề "Thúc đẩy số hoá ngành Nông nghiệp" ngày 14/5/2024.
  • Gỡ vướng cho hoạt động KHCN, ĐMST trong trường đại học
    Với chủ đề "Xây dựng chiến lược nền tảng phát triển Đại học định hướng đổi mới sáng tạo", Diễn đàn Đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia 2024 đã được tổ chức ngày 16/5/2024, tại Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Các công ty lớn về công nghệ cảnh báo về lỗi thiên niên kỷ trước khi Akihito bãi nhiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO