Các tác phẩm báo chí bám sát thực tiễn hơn nữa về công tác giảm nghèo

Lan Phương| 12/10/2018 19:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo tiếp tục nhận được nhiều tác phẩm phản ảnh đầy đủ, chân thực, toàn diện hơn công cuộc chống lại đói nghèo và giảm nghèo bền vững.

Ngày 12/10/2018, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 và phát động nhắn tin “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2018. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quyền Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng; Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Thuận Hữu và đông đảo các tác giả đạt giải cuộc thi đã tham dự buổi Lễ..

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu

Phát biểu tại Lễ trao giải, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 được công bố vào thời điểm rất có ý nghĩa, vào đúng tháng cao điểm hành động vì người nghèo. Phong trào cả nước chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau do Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

Đây là năm thứ hai cuộc thi được tổ chức với sự tham gia của đông đảo đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí. Số lượng tác giả tham gia đông hơn và có sự đầu tư công phu hơn, có những tìm tòi sát với thực tiễn hơn. Phản ảnh của các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo năm nay cũng đầy đủ toàn diện hơn.

Các nhà báo và cộng tác viên tham gia và nhận được giải thưởng của cuộc thi này là một kỷ niệm đẹp, sâu sắc trong cuộc đời của người làm báo. Đây không chỉ là thể hiện sự trưởng thành trong nghề nghiệp làm báo của mình mà cũng thể hiện tấm lòng của mình trong cuộc vận động cả nước chung tay vì người nghèo, đã làm ấm lòng đồng bào.

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của thế giới đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ và cũng là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững nhưng vẫn còn 3 triệu hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo sẽ còn rất cao do vấn đề sinh kế, thiên tai tác động của biến đổi khí hậu, do đó trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó có trách nhiệm của nhà báo rất là lớn.

Phát động cuộc thi năm 2019, Phó Thủ tướng mong muốn cuộc thi tiếp tục nhận được sự tham gia đông đảo, sự đầu tư công phu, bám sát thực tiễn hơn, phản ảnh đầy đủ, chân thực, toàn diện hơn của các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên về công cuộc chống lại đói nghèo và giảm nghèo bền vững.

Có rất nhiều nông dân có ý chí tự lực, vươn lên để thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn và không trông chờ, thụ động vào các hỗ trợ, báo chí nên tiếp tục viết và tôn vinh về họ. Các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên bám sát thực tiễn cùng chung tay với phong trào xóa đói giảm nghèo trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng giai đoạn 2018 – 2019 sẽ là một cao trào trong phong trào xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo mà cũng là giai đoạn đỉnh cao của cuộc thi này.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao giải A cho các tác giả

Quyền Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Thuận Hữu trao giải B cho các tác giả

Quyền Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng trao giải tập thể cho Báo Nhân dân

Thứ trưởng Bộ TTTT Hoàng Vĩnh Bảo và các đại biểu trao giải C cho các tác giả

Công tác giảm nghèo thời gian qua nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết; tỷ lệ giảm nghèo bình quân giai đoạn 2015-2017 giảm 1,59%/năm, vượt so với mục tiêu đề ra là từ 1-1,5%/năm.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội, công tác tuyên truyền về giảm nghèo cần được đẩy mạnh hơn nữa cả về số lượng, đa dạng hóa các hình thức, nâng cao chất lượng nội dung truyền thông.

Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, lần thứ 1, năm 2017 đã thu hút hàng trăm phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương, các nhà quản lý, phụ trách công tác Bảo trợ xã hội, giảm nghèo tại một số Sở LĐTB&XH địa phương tham gia, với trên 300 tác phẩm. Trong đó có 26 tác giả, nhóm tác giả, đơn vị đạt giải.

Năm 2018, Bộ LĐTB&XH đã chủ trì, phối hợp với Bộ TTTT, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức triển khai Cuộc thi năm 2018 theo kế hoạch đề ra, trên cơ sở đó ban hành các văn bản củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Tổ thư ký cuộc thi, sửa đổi Thể lệ cuộc thi và thành lập các Hội đồng sơ khảo, chung khảo để chấm các tác phẩm tham dự cuộc thi.

Bộ LĐTB&XH, Bộ TTTT và Hội Nhà báo Việt Nam thông qua các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo về TTTT đã tuyên truyền, phổ biến mục đích, nội dung, thể lệ và kế hoạch tổ chức cuộc thi với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, Sở TTTT, Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tích cực hưởng ứng và có nhiều tác phẩm tham gia cuộc thi.

Ban Tổ chức Cuộc thi năm 2018 đã tiếp nhận được hàng trăm tác phẩm dự thi của các cá nhân, tập thể các cơ quan báo chí trung ương và địa phương với các thể loại: phóng sự, ghi chép, bút ký, bài phản ánh, phóng sự ảnh, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình... Qua sàng lọc các tác phẩm dự thi, có 174 tác phẩm lọt vào vòng sơ khảo cuộc thi.

Trên cơ sở chấm thi vòng sơ khảo, Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn 69 tác phẩm vào chấm vòng Chung khảo. Kết quả chấm Chung khảo đã lựa chọn được 38 cá nhân có các tác phẩm đạt giải (trong đó có 02 giải A; 09 giải B; 13 giải C; 14 giải Khuyến khích) và 01 giải tập thể có nhiều tác phẩm dự thi và có nhiều tác phẩm đạt giải.

Thay mặt Hội đồng Chung khảo cuộc thi, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đánh giá các tác phẩm dự thi được các tác giả lựa chọn, phản ánh khá đa dạng công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trên cả nước, gắn với thực tiễn triển khai công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Các tác giả đã phản ảnh khá đậm nét quá trình xây dựng chính sách và triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Qua các tác phẩm dự thi, có phân tích, so sánh với việc thực hiện các nhóm chính sách giảm nghèo từng giai đoạn, qua đó truyền tới mọi người thông điệp “Mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 không đơn thuần chỉ là giúp hộ nghèo có đủ cơm ăn áo mặc, mà còn phải đảm bảo để họ có thể tiếp cận bình đẳng đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các đại biểu phát động nhắn tin “Cả nước chung tay vì người nghèo”

Nhân dịp Lễ trao giải Cuộc thi năm 2018, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 phát động đợt nhắn tin “Cả nước chung tay vì người nghèo" qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 do Bộ TTTT, Bộ LĐTB&XH, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp tổ chức với cú pháp: VNN gửi 1409 để hưởng ứng “Ngày Quốc tế chống đói nghèo" và cũng là “Ngày Vì người nghèo ở Việt Nam” 17/10. Thời gian nhắn tin ủng hộ kéo dài từ nay đến hết ngày 31/12/2018.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Các tác phẩm báo chí bám sát thực tiễn hơn nữa về công tác giảm nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO