Các thoả thuận công nhận lẫn nhau trong Asean

HH| 02/10/2017 15:32
Theo dõi ICTVietnam trên

MRA thúc đẩy sự lưu thông của các chuyên gia nước ngoài bằng cách giảm các thủ tục phức tạp trong việc xin giấy phép để cung cấp dịch vụ ở nước khác.

Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRA) tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ thông qua việc thừa nhận lẫn nhau về sự cho phép, cấp phép, hoặc chứng nhận trình độ của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có được ở một nước bởi một quốc gia khác tham gia MRA. MRA thúc đẩy sự lưu thông của các chuyên gia nước ngoài bằng cách giảm các thủ tục phức tạp trong việc xin giấy phép để cung cấp dịch vụ ở nước khác.

Tại ASEAN, đàm phán về MRA bắt đầu ngay sau khi nhiệm vụ này được nêu ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 7 tổ chức vào tháng 11/2001 tại Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam. Uỷ ban Điều phối Dịch vụ (CCS) đã thành lập các nhóm thương lượng cụ thể để đàm phán các MRA, bắt đầu từ tháng 7 năm 2003. Đến nay, có 8 MRA về các dịch vụ nghề nghiệp đã được ký kết thành công

• MRA về hành nghề Kỹ thuật ký vào ngày 9 tháng 12 năm 2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia;

• MRA về hành nghề Điều dưỡng ký ngày 8 tháng 12 năm 2006 tại Cebu, Philippines;

• MRA về hành nghề Kiến trúc ký vào ngày 19 tháng 11 năm 2007 tại Singapore;

• Thoả thuận khung cho sự công nhận lẫn nhau về năng lực khảo sát ký vào ngày 19 tháng 11 năm 2007 tại Singapore;

• Các Khung của MRA về hành nghề Kế toán và Kiểm toán ký vào ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại Cha-am, Thái Lan, sau đó được sửa đổi thành MRA về hành nghề Kế toán ký vào ngày 13 tháng 11 năm 2014 tại Nay Pyi Taw, Myanmar

• MRA về hành nghề Y khoa ký vào ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại Cha-am, Thái Lan;

• MRA về hành nghề Nha khoa ký vào ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại Cha-am, Thái Lan; và

• MRA về hành nghề Du lịch ký vào ngày 9 tháng 11 năm 2012 tại Bangkok, Thái Lan.

Tất cả các thỏa thuận trên đã được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) ký kết, ngoại trừ MRA về Du lịch chuyên nghiệp, được ký kết bởi Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN (M-ATM). Tuy nhiên, có sự khác biệt về cách tiếp cận để thúc đẩy về công nhận lẫn nhau giữa các MRA khác nhau.

Các MRA về hành nghề Kiến trúc và Kỹ thuật hướng đến việc chứng nhận cho các chuyên gia đủ điều kiện trên toàn ASEAN, cho phép họ hoạt động như các chuyên gia ASEAN khác đã đăng ký trong một AMS khác cùng cộng tác với các chuyên gia địa phương được chứng nhận. Đến nay, đã có 2.552 kỹ sư và 417 kiến ​​trúc sư từ tất cả các AMS đã được đăng ký trong hệ thống.

MRA hành nghề Khảo sát và MRA trước đây về Kế toán và Kiểm toán, mặt khác, chỉ cung cấp một khuôn khổ cho một AMS để tham gia vào đàm phán cho MRA song phương hoặc đa phương với một AMS khác. Điều này chủ yếu là do sự khác biệt lớn giữa AMS trong thực tiễn khảo sát, hoặc độ nhạy cảm trong một số thực tiễn hoạt động kế toán. Sau này, khi MRA về hành nghề Kế toán và Kiểm toán được đàm phán lại và hiện đang áp dụng một cách tiếp cận tương tự với MRA đối với Kỹ thuật và Kiến trúc, thì quá trình chứng nhận cho các chuyên gia đủ trình độ của ASEAN đã bắt đầu.

Đối với hành nghề Khảo sát, một lộ trình đã được AMS thực hiện để thúc đẩy tính lưu chuyển của các chuyên gia khảo sát ASEAN.

Ba MRA liên quan đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (Điều dưỡng, Nha khoa và Y khoa) tập trung nhiều hơn vào việc trao đổi thông tin về thủ tục hành nghề và đăng ký/thủ tục cấp phép của những hoạt động thực tiễn này tại AMS cũng như xác định các lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển. Các MRA này không chấp nhận đăng ký trên toàn bộ khu vực ASEAN và hình thức di chuyển thích hợp tiếp tục được khai thác có tính đến tầm quan trọng của sự an toàn của bệnh nhân và sự cần thiết phải chăm sóc bệnh nhân một cách liên tục.

MRA về hành nghề Du lịch chuyên nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển thông qua việc thừa nhận lẫn nhau các chuyên gia có chứng chỉ năng lực về du lịch hợp lệ trong các vị trí công việc đã có sự đồng ý của Ban Quản lý Du lịch (TPCP) của mỗi AMS. Khi làm việc trong mỗi AMS, các chuyên gia này vẫn phải tuân theo các luật và quy định hiện hành của nước sở tại. Hiện nay, có sáu lĩnh vực mà các khối hành nghề du lịch ASEAN có thể tìm được việc làm trong các AMS, đó là: văn phòng đại diện, công việc quản gia, cung cấp lương thực, thực phẩm và nước giải khát (cho dịch vụ khách sạn), đại lý du lịch và các hoạt động du lịch.

Các MRA này hiện đang được thực hiện tích cực cùng với một số sáng kiến ​​tiếp theo nhằm thúc đẩy sự lưu chuyển của khối nhân lực hành nghề này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Các thoả thuận công nhận lẫn nhau trong Asean
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO