Cần tối ưu hóa các dịch vụ thẻ ngân hàng

03/11/2015 20:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Mặc dù số lượng thẻ ngân hàng được phát hành số lượng lớn, hạ tầng đã được đầu tư khá bài bản nhưng thị trường thanh toán Việt Nam vẫn còn một số hạn chế và thách thức. Để khai thác tối ưu lợi thế sẵn có, các ngân hàng hoàn toàn có thể dùng dịch vụ thuê ngoài chuyên nghiệp với giá cả phải chăng

Đã chú trọng đầu tư hạ tầng dịch vụ

Tại Banking Vietnam 2015do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức mới đây, ThS. Bùi Quang TiênVụ trưởng, Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết:Thẻ ngân hàng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ; số lượng thẻ phát hành và doanh số giao dịch thẻ trong thời gian qua liên tục tăng; tính đến cuối tháng 3/2015, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 86 triệu thẻ.

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ được các NHTM chú trọng nâng cấp, đầu tư. Đến cuối tháng 3/2015, cả nước có trên 16.100 ATM và trên 192.000 POS/EDC được lắp đặt. NHNN cũng tập trung phát triển thanh toán thẻ qua POS theo Kế hoạch tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2014-2015, nhất là phát triển thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS) để nâng cao số lượng, giá trị giao dịch thanh toán, đưa thanh toán qua POS trở thành thói quen của chủ thẻ.

Giao dịch bằng thẻ cũng liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống như rút tiền mặt, chuyển khoản, sao kê, các NHTM đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ như thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, bảo hiểm, mua vé máy bay, thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến…; đồng thời chú trọng tăng độ an toàn của thẻ ngân hàng, phát hành thẻ chip chuẩn EMV có khả năng tích hợp đa tiện ích, có độ bảo mật, an toàn cao.

Thực trạng Phương tiện thanh toán điện tử

Mặc dù số lượng thẻ ngân hàng được phát hành số lượng lớn, hạ tầng đã được đầu tư khá bài bản nhưng thị trường thanh toán Việt Nam vẫn còn một số hạn chế và thách thức, còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới như thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn lớn trong khu vực dân cư; tỷ lệ tiền mặt/Tổng phương tiện thanh toán, tỷ lệ tiền mặt/GDP của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước.

Theo ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó tổng giám đốc, Công ty Chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam thì hiện tại có khoảng 7,9 triệu thẻ quốc tế đang lưu hành. Những thẻ này được phát hành với nhiều dòng sản phẩm có tính năng đa dạng cho nhiều đối tượng khách hàng; Công nghệ thẻ đa dạng: thẻ từ, chip, contactless... nhưng vẫn chưa được phổ cập đến đông đảo dân cư

Số thẻ chiếm đa số còn lại là thẻ nội địa, được phổ cập phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam, được sử dụng rộng rãi nhưng lại không có nhiều dòng sản phẩm, tính năng hạn chế, công nghệ duy nhất là thẻ từ.

Các phương tiện thanh toán khác gồm: ví điện tử, tiền điện tử, các dịch vụ thanh toán qua tài khoản trên  kênh điện tử của ngân hàng phát triển tự phát, không đồng bộ, thiếu tiêu chuẩn chung về chất lượng dịch vụ, bảo mật thông tin, phòng chống rủi ro, thiếu tính tương thích (interoperability) giữa các dịch vụ.

Tốc độ và số lượng tăng trưởng của thẻ ngân hàng

Đối với máy ATM, phí đầu tư: 500 triệu VND/máy; Phí vận hành: 300 triệu/máy/năm; Theo tính toán, đa số các NHTM phải bù lỗ cho mỗi giao dịch rút tiền mặt tại ATM. Các địa điểm đặt ATM còn chồng chéo, thiếu hiệu quả, ách tắc vẫn xảy ra khi cao điểm

Pop thanh toán có số lượng: 175.800; Phí đầu tư: 5-10 triệu VND/máy; Tốc độ tăng trưởng số lượng POS trung bình 30%/năm. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NH trong việc phát triển dịch vụ POS dẫn tới việc một đơn vị chấp nhận thu đặt nhiều máy khiến phí ngân hàng thu được ngày càng giảm

Mặc dù đã tích cực duy trì, phát triển các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, nhưng Khảo sát của Cimigo cho thấy chỉ có  một tỷ lệ thấp (5%) khách hàng sử dụng kênh phân phối internet banking ít nhất 01 lần/tháng; Khoảng 30% khách hàng giao dịch tại Quầy ít nhất 01 lần/tháng; Tỷ lệ giao dịch qua ATM chiếm 70% tuy nhiên, hầu hết là các giao dịch rút tiền mặt.

ThS. Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, đánh giá: Độ bao phủ dịch vụ ngân hàng chưa đồng đều; Sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đòi hỏi nâng cao khả năng quản trị điều hành; Còn thiếu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được thiết kế phù hợp; Việc quảng bá các sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế; Dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn còn chủ yếu dựa vào NH NNo và NHCS; Mức độ phát triển của thị trường vốn còn thấp.

Cần đổi mới và nâng cao tính hiệu quả đối với các dịch vụ thẻ

Việt Nam hiện có khoảng 90,4 triệu người (theo số liệu Tổng cục thống kê 2014). Chỉ 20% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 85% dân số tại các khu vực nông thôn, miền núi vùng sâu – vùng xa chưa có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ tài chính – thanh toán (Theo báo cáo “Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013” của KPMG).

Ông Raman Roy hiện là người sáng lập, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Quatrro Global Services Private Ltd, công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ  thuê ngoài (chuyển giao một số quy trình trong hoạt động của công ty cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài - BS & KPO), cho rằng: Tuy số lượng thẻ ngân hàng phát hành tại Việt Nam đạt mức độ tăng trưởng tốt nhưng lại đang dó dấu hiệu lãng phí do không khai thác một cách hiệu quả những thẻ này. Khoảng 20% dân số Việt Nam (khoảng gần 20 triệu người) có tài khoản ngân hàng nhưng số lượng thẻ phát hành lên tới hơn 86 triệu thẻ. Số lượng thẻ thực sự hoạt động có thể thấp hơn nhiều so với số thẻ đã phát hành. Giả sử chi phí phát hành 1 thẻ là từ 3 đến 5 USD cho từng loại thẻ khác nhau thì số tiền bị lãng phí cho những thẻ không được sử dụng là con số không nhỏ. Mặt khác, những thẻ đang hoạt động cũng lại ít sử dụng những dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng mà chủ yếu để rút tiền mặt. Như vậy, ngân hàng bị mất đi nhiều cơ hội gia tăng doanh thu dịch vụ và lãng phí đầu tư. Nếu tối ưu hóa công tác phát hành thẻ và gia tăng nhiều dịch vụ hẫp dẫn, doanh thu của ngân hàng sẽ có đột phá.

Theo báo cáo của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC), “Chỉ trong vòng 10 năm, đã có sự đổi chỗ đáng kể từ 50 – 60% các giao dịch được thực hiện tại quầy đến chỗ 95% các giao dịch hàng ngày tại Mỹ được thực hiện qua điện thoại di động, Internet, tổng đài dịch vụ khách hàng và ATM”

Do đó, ông Raman Roy cho rằng, cần phát triển dịch vụ ngân hàng Việt Nam trên nền tảng công nghệ hiện đại, hướng đến Cầu của thị trường, lấy khách hàng là trung tâm để phục vụ, tạo lập và gắn kết nhiều kênh phân phối sản phẩm giữa kênh truyền thống, kênh liên kết và kênh hiện đại (qua mạng điện tử); Sản phẩm dịch vụ ngân hàng được thiết kế đa dạng, tiện dụng từ sản phẩm đơn giản phù hợp đối với đại đa số người dân nhất là đông đảo người dân ­ nông thôn đến sản phẩm dịch vụ ngân hàng cao cấp như tư vấn tài chính, quản lý tài sản,.. đối với khách hàng cao cấp…

Ông Raman Roy, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Quatrro, giới thiệu các dịch vụ chuyên sâu của Hãng

Một tổ chức tài chính lớn, ngân hàng đa quốc gia, có lịch sử hoạt động lâu dài hoàn toàn có thể tích lũy và tự xây dựng được những hệ thống hiện đại cùng những dịch vụ hàng đầu về tài chính, tín dụng, ngân hàng. Những các tổ chức, ngân hàng ở mức vừa và nhỏ rất khó cạnh tranh trong mảng này. Tuy nhiên, với việc thuê ngoài một số dịch vụ cao cấp, chuyên sâu hoặc một số dịch vụ chuyên ngành khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ này hoàn toàn có thể cung cấp được những dịch vụ chuyên nghiệp với chi phí phải chăng. Ông Raman Roy khẳng định, Quatrro thông qua việc kết hợp các công cụ, nền tảng và dịch vụ thuê ngoài để cung cấp cho khách hàng những giải pháp xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại.  Khả năng vượt trội của hãng này là Ban điều hành trong việc cung cấp giá trị cho các khách hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Ban điều hành của Quatrro đã thiết lập các văn phòng hỗ trợ xử lý giao dịch cho nhiều loại sản phẩm tài chính như thẻ tín dụng, Thế chấp, Bảo hiểm, Tái bảo hiểm, Ngân hàng, Vay mua hàng trả góp, Viễn thông, tín dụng cá nhân…  Các dự án Ban điều hành đã từng tham gia: Cho ra mắt sản phẩm thẻ American Express tại Ấn Độ; Kiến tạo SBI/GE JV – tổ chức phát hành thẻ Visa lớn nhất tại Ấn Độ; Thiết lập hệ thống đại lý chấp nhận thẻ American Express; Xây dựng phòng hỗ trợ xử lý thanh toán thẻ American Express cho 32 quốc gia; Giới thiệu dòng thẻ GE Capital White label.

Quatrro Processing Services Pte Ltd. (QPS) là đại diện của Quatrro Global Services Pvt. Ltd. chuyên cung cấp các dịch vụ xử lý thanh toán và các dịch vụ CNTT. Những năm qua QPS đã triển khai một số dự án và có cơ sở dữ liệu khách hàng tại Mỹ, Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông.

QPS hoạt động như một đơn vị cung cấp các giải pháp CNTT giúp các ngân hàng xử lý danh mục thẻ  thông qua kiến thức chuyên môn, các mối quan hệ chiến lược và các giải pháp/dịch vụ tiết kiệm chi phí. Các chuyên gia CNTT phối hợp với các ngân hàng áp dụng các công nghệ hiện đại để quản lý các giao dịch thẻ hàng ngày đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của ngành Thẻ thanh toán.

Quatrro  được chứng nhận đạt tiêu chuẩn PCI DSS 

QPS hiện đang tập trung cung cấp dịch vụ: Quản lý cả việc phát hành và sử dụng các thiết bị sử dụng thẻ của doanh nghiệp (POS/ATM/thương mại điện tử); Hoàn toàn tuân thủ theo tiêu chuẩn PCI DSS (tiêu chẩn về an toàn thông tin cho thẻ thanh toán), ISO 27001, SSAE 16 và các tiêu chuẩn quốc tế khác trong ngành.  Raman Roy cho biết, hiện nay chưa có tổ chức tài chính, ngân hàng nào của Việt Nam thực sự tuân theo một quy chuẩn an toàn thông tin đã được quốc tế công nhận như vậy.

Xử lý thanh toán thẻ tín dụng, trả trước, ghi nợ đối với giao dịch thanh toán trên thiết bị di động; Triển khai ứng dụng hệ thống quản lý thẻ QPS (GFG CADENCIE) với cấu trúc lớn, linh hoạt và đảm bảo an ninh bảo mật.

Đánh giá về thị trường Việt Nam, ông Ông Raman Roy, cho biết: “Việt Nam là một trong những thị trường mục tiêu của chúng tôi tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hai năm vừa qua chúng tôi đã thực hiện cuộc nghiên cứu thị trường sâu rộng bằng cách gặp gỡ với nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Việt Nam đồng thời tham gia các sự kiện Banking Việt Nam do IDG tổ chức. Một số ngân hàng quan tâm đến việc gia tăng danh mục thẻ của họ rất ủng hộ kế hoạch của chúng tôi về cung cấp dịch vụ xử lý thẻ và các dịch vụ quản lý liên quan. Kế hoạch của chúng tôi về cung cấp một dịch vụ quản lý với cách định giá “Pay As You Go” sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng cần thiết cho việc thiết lập trung tâm thẻ đồng thời giúp họ tập trung vào marketing, phát triển sản phẩm và trải nghiệm khách hàng”.

Đây là một xu thế mới được xem là một cách thức hiệu quả tại các thị trường phát triển. Ngoài ra nó cũng giúp các ngân hàng chuyển đổi Capex sang Opex. Kế hoạch này rất hấp dẫn đổi với các ngân hàng nhỏ và vừa ở Việt Nam với danh mục thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước khiêm tốn. Kế hoạch này không yêu cầu nhiều vốn đầu tư và các chi phí vận hành cần thiết cho cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ thống quản lý thẻ.  

QPS đã thiết lập hai trung tâm dữ liệu tại các văn phòng của FPT Việt Nam, một điểm ở TP Hồ Chí Minh và một điểm tại Hà Nội để cung cấp trung tâm xử lý thanh toán nội địa, trung tâm dự phòng và nhận dạng rủi ro. Các trung tâm dữ liệu đặt tại FPT, Việt Nam đều là các trung tâm dữ liệu bảo vệ 3 lớp đã được cấp chứng nhận ISO 27001. Các vi xử lý trên bo mạch máy chủ (Service Processor) của Quatrro được cấp chứng nhận PCI-DSS 3.0 là môt trong những bộ vi xử lý đầu tiên được cấp chứng nhận này trên toàn cầu.

Với năng lực hiện có, các ngân hàng tại Việt Nam hoàn toàn có thể thuê ngoài dịch vụ phát hành thẻ mà chỉ cần đưa ra yêu cầu chứ không cần quan tâm đến các bước cụ thể cũng như về vấn đề hạ tầng cũng như việc phải xử lý dữ liệu sau giao dịch. Toàn bộ dữ liệu, thẻ, các hoạt động giao dịch thuộc sở hữu hoàn toàn của ngân hàng, Quatrro sẽ thực hiện toàn bộ công việc hậu trường. Bên cạnh đó, mọi dữ liệu và những số liệu liên quan đều nằm trong lãnh thổ Việt Nam vì trung tâm dữ liệu của hãng này đặt tại Việt Nam. Đây cũng là quyết tâm của hãng này trong việc tạo niềm tin đối với các doanh nghiệp Việt

Minh Thiện

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Phát hiện lỗ hổng cho phép tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị từ xa
    Những lỗ hổng này có thể ảnh hưởng đến một loạt thiết bị, từ điện thoại thông minh, máy tính bảng, cho đến phương tiện di chuyển có kết nối công nghệ và hệ thống viễn thông.
Đừng bỏ lỡ
Cần tối ưu hóa các dịch vụ thẻ ngân hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO