Cảng Thiên Tân: Mô hình bến cảng xanh thông minh vận hành tự động

AD| 03/11/2022 14:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Cảng Thiên Tân (Trung Quốc) hiện đang là trong số ít cảng được trang bị công nghệ tiên tiến bậc nhất, cũng như sở hữu hàng loạt thành tựu “đầu tiên trên thế giới”.

Cuối năm 2021, tình trạng tắc nghẽn cảng đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn nghiêm trọng; hầu hết chuỗi bán lẻ đã rơi vào tình trạng khan hàng trong suốt mùa cao điểm Black Friday và Giáng sinh. Do đó, việc gấp rút triển khai tự động hóa và cải tiến thông minh ở các cảng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan này.

Sau một thời gian được triển khai công nghệ mới, khu vực đón tàu khách tại bãi container ở Khu C của Cảng Thiên Tân đã ghi nhận những thay đổi lớn. Tại đây đã xuất hiện các cần cẩu container được vận hành tự động và loạt các xe điện không người lái đến và vận chuyển container đi. Các cần trục quay được điều khiển từ xa sẽ bốc dỡ nhịp nhàng container hàng hóa từ các tàu chở hàng, và xếp các container lên xe điện không người lái.

Bên cạnh đó, nhờ hướng dẫn chỉ đường của hệ thống định vị vệ tinh BeiDou, các xe điện container này đi đến các trạm tự động đóng/mở khóa với lộ trình lái tối ưu hóa theo thời gian thực, mở khóa container rồi sau đó lái xe quay lại bãi tiếp nhận ban đầu. Toàn bộ quá trình được hoàn thành chỉ trong một chặng duy nhất.

Cảng Thiên Tân: Mô hình bến cảng xanh thông minh vận hành tự động - Ảnh 1.

Mô hình cảng xanh thông minh tại Cảng Thiên Tân.

Cảng Thiên Tân có một cầu cảng loại 300.000 tấn với độ sâu kênh đào 22m. Cảng này có 192 bến đáp ứng được nhiều trọng tải và 128 bến đáp ứng cho trọng tải trên 10.000 tấn.

Tính đến cuối năm 2021, sản lượng hàng hóa thông quan qua cảng này đã đạt 435 triệu tấn, đứng thứ 9 trên thế giới; trong khi sản lượng container vượt quá 18,35 triệu TEU (một đơn vị đo lường được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh vận tải biển), xếp hạng thứ 8 toàn cầu.

Cảng bãi thông minh đã được Tập đoàn Cảng Thiên Tân (TPG) xây dựng cùng với sự hỗ trợ chặt chẽ của Huawei và các đối tác, nhằm hiện thực hóa nỗ lực xây dựng cảng xanh thông minh cho quốc gia này.

Hệ thống giao thông ngang thông minh (horizontal transportation system) dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) do Huawei tự phát triển là một trong những ứng dụng cải tiến quan trọng góp phần giải quyết vấn đề này, đã mang lại hàng loạt thành tựu "lần đầu tiên trên thế giới".

Các thành tựu phải kể đến bao gồm: công nghệ không người lái Ultra-L4 lần đầu ứng dụng thương mại quy mô lớn, trí thông minh tích hợp "5G + BeiDou" đầu tiên thế giới, điện xanh tự cung tự cấp và không phát thải carbon đầu tiên trên toàn cầu... Những thành tựu này sẽ là ví dụ điển hình để các khu vực khác trên thế giới có thể xây dựng thành công cảng thông minh ít phát thải carbon.

Chuyển đổi số thông minh cảng biển đã mang đến nhiều lợi ích hữu hình. Trước đây, quá trình vận chuyển container đến các kho bãi trong cảng cần một lượng lớn các xe chuyên chở với chi phí nhân công cao.

Chẳng hạn như, ở Cảng Thiên Tân, hiện có 76 xe container. Để đảm bảo hoạt động 24/7, mỗi xe container cần 3 tài xế làm việc 3 ca mỗi ngày - tức cần đến tổng cộng 210 tài xế. Chưa kể, việc các tài xế xe tải phải lái xe trên các tuyến đường cố định liên tục trong 3 ca sẽ dẫn đến mệt mỏi, thiếu an toàn.

Song giờ đây, với mô hình hoạt động mới, mỗi container tiêu thụ năng lượng ít hơn 20%, đồng thời ghi nhận hiệu quả hoạt động cần cẩu tăng 20%, với hiệu suất hoạt động của mỗi cần cẩu là cẩu được 39 container mỗi giờ.

Cảng Thiên Tân hiện là một trong những cảng sở hữu công nghệ tiên tiến bậc nhất Trung Quốc, cũng là trung tâm trọng yếu trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc./.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
Cảng Thiên Tân: Mô hình bến cảng xanh thông minh vận hành tự động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO