Câu chuyện số hoá truyền hình tại Đà Nẵng: thành phố đầu tiên của châu Á hoàn thành số hoá truyền hình

18/01/2022 10:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Đà Nẵng được chọn thí điểm và nỗ lực hoàn thành triển khai số hoá truyền dẫn phát sóng (TDPS) truyền hình mặt đất là cơ sở để Việt Nam giữ đúng cam kết với toàn khối ASEAN là hoàn thành việc tắt sóng vào năm 2020.

LTS: Bộ TT&TT vừa tổng kết Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng (TDPS) truyền hình mặt đất Việt Nam 2020 (Đề án) sau 9 năm triển khai thực hiện.

Thực hiện Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đã phối hợp cùng các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, doanh nghiệp (DN) liên quan tích cực triển khai và hoàn thành tất cả các mục tiêu của Đề án.

Theo Đề án, Đà Nẵng và 04 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng) thuộc giai đoạn 1, phải hoàn thành số hoá truyền hình trước ngày 31/12/2015 theo chuẩn DVB-T2. Đến nay 90% các nước sử dụng công nghệ này.

Trách nhiệm và vinh dự

Đà Nẵng thuộc ven biển miền Trung -một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Với diện tích gần 1.300km2 gồm 08 đơn vị hành chính cấp huyện, Đà Nẵng là một thành phố có nhiều nét riêng: vừa đô thị/nông thôn; vừa biển/đảo, sông/suối và núi rừng nguyên sinh.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo SHTH Việt Nam khẳng định:"Truyền hình tương tự đã hoàn thành sứ mạng. Việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số công nghệ số thứ hai giúp chúng ta đi cùng với các nước dẫn đầu thế giới về công nghệ truyền hình. Trong tương lai, việc chuyển đổi trong nhiều lĩnh vực sẽ xảy ra. Những kinh nghiệm tốt, cách tiếp cận phù hợp của số hoá truyền hình sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công các chuyển đổi tiếp theo".

Dân số Đà Nẵng khoảng 1,35 triệu người, hầu hết là người Kinh sống tập trung ở vùng đồng bằng; ngoài ra còn có người dân tộc thiểu số như Cờ Tu, Ê Đê, Ba Na,… sống tại các bản làng xa xôi, hẻo lánh - là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, cần được Chính quyền và xã hội quan tâm giúp đỡ.

Theo Đề án số hóa TDPS truyền hình mặt đất Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, Đà Nẵng và 04 TP trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng) thuộc giai đoạn 1, phải hoàn thành sốhoá truyền hình trước ngày 31/12/2015 theo chuẩn DVB-T2.

Đây quả là một niềm vinh dự nhưng trách nhiệm rất nặng nề đối với 5 địa phương. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của Ban chỉ đạo SHTH quốc gia và Bộ TT&TT, cộng với nỗ lực hết mình và cách làm sáng tạo, ngày 01/11/2015,Đà Nẵng đã chấm dứt hoàn toàn truyền hình tương tự để phát truyền hình số theo chuẩn DVB-T2.

Kết quả đó làm cho người dân Đà Nẵng, nhất là khu vực nông thôn, miền núi rất phấn khởi, vì nó mang lại nhiều tiện ích: thu/xem được nhiều kênh chương trình hơn, chất lượng tốt hơn so với truyền hình tương tự. Đặc biệt, lần đầu tiên những bản làng xa xôi, hẻo lánh có truyền hình mà chất lượng lại rất tốt.

Câu chuyện số hoá truyền hình tại Đà Nẵng: thành phố đầu tiên của châu Á hoàn thành số hoá truyền hình - Ảnh 2.

Quang cảnh Hội nghị quóc tế về số hoá truyền hình

Là địa phương đầu tiên của Việt Nam và cũng là thành phố đầu tiên của châu Á hoàn thành sốhoá truyền hình mặt đất nên Đà Nẵng được vinh dự đại diện Việt Nam báo cáo kết quả tại Hội nghị quóc tế về sốhoá truyền hình, gồm đại diện 10 nước ASEAN + Nhật và Úc, do Bộ TT&TT tổ chức tại Vinpearl, Đà Nẵng.

Một số giải pháp triển khai thực hiện

Triển khai Đề án sốhoá truyền hìnhcủa Chính phủ, Đà Nẵng đã thành lập Ban chỉ đạosốhoá truyền hình địa phương do Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban.Một số lãnh đạo các sở/ngành liên quan làm phó ban, trong đó Phó Giám đốc thường trực Sở TT&TT Đà Nẵng là Phó Ban Thường trực của Ban Chỉ đạo. Ngay sau khi ra đời, Ban Chỉ đạosốhoá truyền hìnhĐà Nẵng đã chỉ đạo triển khai ngay và quyết liệt, đồng bộ các giải pháp.

Câu chuyện số hoá truyền hình tại Đà Nẵng: thành phố đầu tiên của châu Á hoàn thành số hoá truyền hình - Ảnh 3.

TS. Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Thường trực BCĐ SHTH phát biểu tại Hội nghị quốc tế về số hoá truyền hình

Đầu tiên là Ban chỉ đạo ban hành các cơ chế, biện pháp để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án, gồm Đề án số hoá truyền hìnhTP. Đà Nẵng; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án;Kế hoạch thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức (cả trong chính quyền và người dân).

Cơ chế - biện pháp trên đã xác lập hướng đi và lộ trình hợp lý, để tạo nên sự phối hợp theo trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, các địa phương trong việc triển khai thực hiện Đề án.

Công việc tiếp theo là tập trung củng cố hạ tầng và bố trí hợp lý nguồn nhân lực.Ban Chỉ đạo sốhoá truyền hìnhĐà Nẵng tiến hành khảo sát thực tế và đánh giá toàn diện các hệ thống TDPS truyền hình số mặt đất hiện hữu trên địa bàn Đà Nẵng và đối chiếu yêu cầu, nhiệm vụ sốhoá truyền hình của Thành phố, trên cơ sở đó tham mưu cho UBND thành phố và bàn bạc, thống nhất với đài truyền hình địa phương về quyết định chọn đơn vị làm nhiệm vụ TDPS truyền hình số mặt đất cho Đà Nẵng.

Ban chỉ đạo cũng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp lại bộ phận quản lý hệ thống TDPS (tương tự) hiện có để phù hợp khi chuyển qua phát truyền hình số; cho phép đài truyền hình địa phương đầu tư trang thiết bị số (camera, video, audio, xe thu phát sóng lưu động, hê thống sản xuất chương trình HD,…) nhằm bảo đảm việc sản xuất các chương trình truyền hình số chất lượng cao và đề xuất B TT&TT cho phép bổ sung các trạm phát lại để mở rộng vùng phủ sóng.

Việc chọn lựa đơn vị làm nhiệm vụ TDPS đủ năng lực đồng thời sắp xếp, phân bố nguồn lực và đầu tư, bổ sung hạ tầng, thiết bị phát sóng cũng như sản xuất chương trình truyền hình số đã giúp cho quá trình chuyển đổi truyền hình tương tự sang truyền hình số tại Đà Nẵng diễn ra một cách thuận tiện và rất hoàn hảo.

Truyền thông vào cuộc

Trong những ngày tháng đầu triển khi Dự án (2013), khi mà thế giới chỉ mới có 05 quốc gia sử dụng công nghệ DVB-T2, ngay trong lãnh đạo của TP. Đà Nẵng có nhiều người băn khoăn: "Hệ thống hiện tại vẫn bình thường, sao phải thay đổi?; Hệ thống DVB-2 chỉ có 05 nước dùng, sao ta phải theo thiểu số?; Công việc quá phức tạp làm sao hoàn thành đúng tiến độ v.v và v.v…".

Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo sốhoá truyền hình Đà Nẵng đã triển khai nhiều hình thức truyền thông bằng cách lồng ghép vào các buổi họp lãnh đạo, giao ban, hội nghị, hội thảo… để khẳng định xu thế tất yếu và lợi ích của chuyển đổi số đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam cũng đã số hóa lĩnh vực viễn thông từ khá sớm.

Mặt khác, thông qua nhiều kênh như các đài phát thanh - thuyền hình, truyền thanh, báo chí,panô, áp phích, tờ rơi,… đặc biệt là tập huấn cho các trưởng thôn/tổ trưởng dân phố - một lực lượng gần dân và tuyên truyền hiệu quả nhất. Từ đó, người dân hiểu mục đích, ý nghĩa và cả quyền lợi của họ từ Đề án mạng lại.

Với sự vào cuộc của truyền thông, ngườidân Đà Nẵng đã sẵn sàng và tự nguyện chuyển đổi sang thu xem truyền hình số. Mặt khác, người dân nhận biết và tránh được mua phải các đầu thu số (STB) không hợp chuẩn, không bảo đảm chất lượng.

Đặc biệt, từ tháng 9/2014, Đà Nẵng đã thiết lập tổng đài giải đáp, hỗ trợ về sốhoá truyền hình (1022) đểcung cấp thông tin về lợi ích chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất, lộ trình triển khai, đối tượng ảnh hưởng,chính sách hỗ trợ của nhà nước, vùng phủ song, các kênh chương trình, loại tivi và đầu thu hợp chuẩn, hướng dẫn lắp đặt và thu xem được các kênh truyền hình số.

Câu chuyện số hoá truyền hình tại Đà Nẵng: thành phố đầu tiên của châu Á hoàn thành số hoá truyền hình - Ảnh 4.

Thông qua kênh thông tin này, Ban chỉ đạosố hoá truyền hình cũng tiếp nhận những thông tin phản ánh, góp ý về chất lượng sóng, đầu thu (STB),… để kịp thời khắc phục và hỗ trợ người dân xử lý khi cần thiết.

Thực hiện tốt công tác truyền thông, chỉ sau một thời gian ngắn các hộ dân tại TP. Đà Nẵng đã tự trang bị đầu thu truyền hình số mặt đất. Nhờ vậy, đã giảm đáng kể ngân sách Nhà nước phải chi trả, đồng thời tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình số hóa. Theo số liệu điều tra 03/2015, Đà Nẵng có 18.140 hộ cần được hỗ trợ đầu thu số nhưng đến tháng 10/2015 số lượng chính thức cần hỗ trợ chỉ còn 5.788 hộ (khoảng 32%).

Mở rộng vùng phủ sóng - kiểm soát chất lượng thiết bị và tín hiệu phát truyền hình số

Từ cuối năm 2014, Đà Nẵng đã triển khai phát các kênh chương trình của địa phương dưới dạng số song song với phát tượng tự. Đồng thời, tại Đà Nẵng các đài truyền hình Trung ương, toàn quốc (VTV, VTC, AVG) cũng phát nhiều kênh chương trình số mặt đất để thử nghiệm, đánh giá. Dựa vào kết quả này, đơn vị làm nhiệm vụ TDPS đã cân chỉnh anten, tối ưu hóa các hệ thống phát số và đã bổ sung thêm 02 trạm phát lặp tại các khu vực bị núi đồi che khuất.

Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu để phủ sóng cho 2 thôn bản vùng dân tộc thiểu số là Tà Lang và Giàn Bí, Ban chỉ đạo sốhoá truyền hìnhĐà Nẵng đã chọn lựa một giải pháp tối ưu nhằm đạt được mục tiêu kép. Đó là kết hợp với VNPT để đưa tín hiệu gốc truyền hình số đồng thời kết hợp tín hiệu Internet (trên cùng sợi cáp quang) đến với đồng bào vùng xa xôi, hẻo lánh mà cả tín hiệu truyền hình tương tự xưa nay chưa bao giờ có.

Và, tại đây các điểm truy cập (Access Point - AP) của mạng Wifi Đà Nẵng được lắp đặt. Do vậy, bà con tại đây vô cùng phấn khởi vì có được cả tín hiệu truyền hình số và Internet với chất lượng không khác nào khu vực trung tâm thành phố.

Như vậy, có thể nói việc mở rộng vùng phủ sóng đi đôi với việc nâng cao chất lượng phát truyền hình số và kiểm soát chất lượng thiết bị và đầu thu theo chuẩn DVB-T2, việc thuxem truyền hình số trên toàn địa bàn TP. Đà Nẵng đã rất tốt.

Mua đầu thu và hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời

Ngoài các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn quốc gia được hỗ trợ đầu thu (STB) bằng ngân sách Trung ương, Đà Nẵng đã quyết định hỗ trợ STB cho 5043 hộ nghèo theo chuẩn Đà Nẵng và các hộ đặc biệt nghèo không còn sức lao động, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xa trung tâm thành phố bằng ngân sách địa phương, để mọi người dân thành phố được bình đẳng trong việc thụ hưởng những tiện ích của xã hội văn minh và tiếp cận thông tin, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần.

Tuy là một đơn vị triển khai thí điểm, chưa có kinh nghiệm, nhưng được sự hỗ trợ của Bộ TT&TT, sự chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP. Đà Nẵng, Ban chỉ đạosốhoá truyền hìnhĐà Nẵng đã nỗ lực hết mình với cách làm bài bản, công khai, minh bạch, có giám sát chặt chẽ, từ việc thành lập Hội đồng do Phó Ban thường trựcBan chỉ đạosốhoá truyền hình làm Chủ tịch giúp cho việc mời thầu, đấu thầu, mở thầu, chấm thầu và chọn lựa được loại đầu thu truyềnhình số DVB-T2 có chất lượng tốt và giá thành thấp (chỉ bằng khoảng 50% giá của STB các đơn vị mua sau đó).

Chỉ trong khoảng thời gian hơn 01 tháng, Đà Nẵng đã hoàn thành toàn bộ việc triển khai hỗ trợ STB đúng đối tượng. Nhờ vậy, việc chuyển đổi truyền hình tương tự sang truyền hình số tại Đà Nẵng rất thành công mà không có khiếu kiện hoặc phản ánh nào.

Câu chuyện số hoá truyền hình tại Đà Nẵng: thành phố đầu tiên của châu Á hoàn thành số hoá truyền hình - Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ

Một số kinh nghiệm từ quá trình số hoá truyền hình tại Đà Nẵng

Được sự hỗ trợ của Bộ TT&TT nhất là Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ TT&TT, Đà Nẵng đã được ghi nhận và đánh giá là địa phương thực hiện thí điểm và đã triển khai, hoàn thành Đề án sốhoá truyền hìnhvới kết quả hơn mong đợi. Từ thực tế triển khai, những bài học kinh nghiệm đã được rút ra.

Đầu tiên là, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị bằng việc nâng tầm nhận thức về công nghệ và xu thế phát triển để tạo nên sự đồng thuận, thống nhất trong lãnh đạo - điều hành và sự phối hợp của các bên liên quan với trách nhiệm cao nhất;

Hai là, tổ chức tốt công tác truyền thông bằng nhiều kênh đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ cơ sở; Phải tạo lập một công cụ thu thập, giải đáp thông tin thật chuyên nghiệp - đây là kênh thông tin giúp Ban Chỉ đạo đưa ra quyết định đúng.

Ba là, bảo đảm hạ tầng và thiết bị TDPS truyền hình sốvới vùng phủ rộng khắp; Kiểm soát chất lượng thiết bị thu xem trên thị trường; Thực hiện việc mua sắm, lắp đặt hỗ trợ đầu thu một cách bài bản, minh bạch, có sự giám sát chặt chẽ. Đồng thời, phải xem xét bố trí hợp lý lực lượng lao động dôi dư do quá trình chuyển đổi - đó là tính nhân văn cần có của một Đán.

Ngoài ra, một yếu tố cũng hết sức quan trọng, bảo đảm sự thành công của Đề án đó Ban Chỉ đạo phải quy tụ được những cán bộ đủ kiến thức, trình độ, có tâm và luôn vô tư trong thực thi công vụ./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Câu chuyện số hoá truyền hình tại Đà Nẵng: thành phố đầu tiên của châu Á hoàn thành số hoá truyền hình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO