Chỉ có thể nâng cao năng suất chất lượng khi đó là nhu cầu nội tại của doanh nghiệp

Cẩm Ngọc| 14/10/2022 10:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Để phát triển nhanh, bền vững nhất định phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng ngành, trong đó mấu chốt là chính tại doanh nghiệp và từng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Phải để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm trở thành "thói quen" của các DN

Muốn nâng cao năng suất chất lượng các doanh nghiệp phải tự đổi mới tư duy rồi mới đến thay đổi thói quen của người lao động.

Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp của chúng ta đang phải đương đầu với những đối thủ cạnh tranh lớn, có tiềm lực về tài chính, công nghệ, có trình độ quản lý hiện đại.

Vì vậy, để có thể cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào các chuỗi ung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần không ngừng đổi mới về công nghệ, thiết bị, áp dụng các hệ thống quản trị hiện đại, các công cụ cải tiến, mô hình kinh doanh tiến tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu đối với cộng đồng doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trên thương trường. Để làm được điều đó, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá là yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường ngày càng mở rộng, cạnh tranh về giá và việc tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị khu vực và toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thông qua việc thực hiện các giải pháp áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ tiên tiến, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

Các chuyên gia cũng cho rằng, để việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm trở thành "thói quen" của các doanh nghiệp đầu tiên phải thay đổi tư duy của chính chủ doanh nghiệp . Sau đó mới tới sự tuyên truyền thay đổi nhận thức của người lao động.

Dây chuyền sản xuất của May Nam Hà áp dụng cải tiến năng suất tổng thể

Dây chuyền sản xuất của May Nam Hà áp dụng cải tiến năng suất tổng thể

DN nâng cao năng suất chất lượng phải xuất phát từ nội tại của chính doanh nghiệp

Hiện nay, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là cơ sở khoa học và công cụ quản lý nhà nước trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe của người sử dụng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… thông qua việc kiểm soát sản phẩm, hàng hóa sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu có nguy cơ gây mất an toàn, kém chất lượng.

Thực tế cho thấy, khi năng suất, chất lượng được bảo đảm, sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Hơn thế nữa, đối với vấn đề chất lượng, nội dung cần ưu tiên là tập trung xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Đây không chỉ là công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý sản phẩm hàng hóa của các cơ quan quản lý mà quan trọng hơn là một trong những định hướng quan trọng để cải tiến và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp. Đối với tăng năng suất, nội dung cần ưu tiên là triển khai hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong việc áp dụng các công cụ, hệ thống về nâng cao năng suất tại doanh nghiệp…

Hiện nay, hoạt động hợp tác quốc tế về đổi mới sáng tạo đang được triển khai mạnh mẽ trên nhiều cấp độ và là một xu thế lớn mà Chính phủ và Nhà nước đang quan tâm và triển khai tại Việt Nam. Bộ Khoa học và Công nghệ đã mời các chuyên gia từ các cơ quan chính phủ, Bộ ngành liên quan, hiệp hội, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp tham gia tích cực vào xây dựng tiêu chuẩn quốc tế thuộc các Ủy ban kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế liên quan đến tự động hóa, thương mại số, thương mại điện tử, sản xuất thông minh, đổi mới sáng tạo để nắm bắt những xu thế mới nhất hiện nay và tư vấn cho Chính phủ về đổi mới sáng tạo.

Năm 2022, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp tục thảo luận với các thành viên của các tổ chức quốc tế và khu vực về các hoạt động chuyên môn trong đó có đổi mới sáng tạo. Trong khuôn khổ APO, năm 2022 các thành viên sẽ tiếp tục trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề cụ thể như: Năng suất và Đổi mới sáng tạo cho nền kinh tế số, các tiêu chuẩn và khung về quản lý đổi mới sáng tạo trong tổ chức, các mô hình kinh doanh đổi mới cho du lịch nông thôn, các công nghệ đổi mới cho nông nghiệp thuộc chuỗi cung ứng sản phẩm tươi sống, mô hình nông nghiệp thông minh đổi mới. Đồng thời, Tổng cục tiếp tục trao đổi hợp tác song phương và đa phương về tiêu chuẩn hóa trong các lĩnh vực về các công nghệ mới nổi, thương mại điện tử, thương mại số, sản xuất thông minh và đổi mới sáng tạo.

Đáng chú ý, hằng năm, Nhà nước vẫn luôn thực hiện tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng Chất lượng quốc gia.

Công ty TNHH Công nghệ Cosmos sớm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, IATF 16949:2016 và ISO1 4001:2015 và được cải tiến liên tục

Công ty TNHH Công nghệ Cosmos sớm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, IATF 16949:2016 và ISO1 4001:2015 và được cải tiến liên tục

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố.

Có thể nói, đã có nhiều động thái hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, tuy nhiên muốn làm được điều này thì điều căn bản sẽ xuất phát từ nội tại của chính doanh nghiệp đó. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp cũng cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất. Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp.

Công ty cổ phần May Nam Hà là một trong những doanh nghiệp triển khai áp dụng thành công công các công cụ, hệ thống quản lý cải tiến năng suất, chất lượng. Năm đầu tiên áp dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp như: Lean, TPM, KPI, 5S…, doanh thu gia công bình quân trên một lao động/tháng của Công ty đã tăng gần 30%. Sau 10 năm tiếp cận với Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020", năng suất lao động của Công ty đã tăng bình quân 15%/năm./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Chỉ có thể nâng cao năng suất chất lượng khi đó là nhu cầu nội tại của doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO