năng suất chất lượng

  • Giải bài toán năng suất lao động Việt Nam
    Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì giáo dục và đào tạo giữ vai trò quyết định. Nhưng một khi ngành giáo dục và đào tạo còn chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước thì năng suất lao động thấp vẫn sẽ là lực cản lớn đối với sự phát triển”- PGS.TS Vũ Hoàng Ngân (Đại học Kinh tế Quốc dân).
  • Ứng dụng KHCN vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp
    Khoa học - công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp (SXNN). KHCN đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế.
  • Khơi thông dòng chảy từ các cơ quan nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm
    Phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) là nội dung quan trọng để KH&CN và đổi mới sáng tạo phục vụ trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo sự bứt phá về hiệu quả, sức cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, phát triển các chủ thể trong thị trường KH&CN có ý nghĩa quan trọng kích thích cung cầu, thúc đẩy mua bán, chuyển giao hàng hóa công nghệ, tài sản trí tuệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế dựa trên KH&CN và đổi mới sáng tạo.
  • Đại biểu Quốc hội lo lắng vấn đề cải thiện năng suất lao động
    Trong hai ngày 27-28/10/2022 của Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Rất nhiều đại biểu bày tỏ vui mừng trước sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, với dự kiến năm 2022 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu so với kế hoạch Quốc hội giao. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến lo ngại về nghịch lý đang diễn ra: đó là năng suất lao động chưa cao, trong khi trình độ lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng tăng.
  • Chỉ có thể nâng cao năng suất chất lượng khi đó là nhu cầu nội tại của doanh nghiệp
    Để phát triển nhanh, bền vững nhất định phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng ngành, trong đó mấu chốt là chính tại doanh nghiệp và từng sản phẩm của doanh nghiệp đó.
  • Muốn  nâng  cao  năng suất chất lượng một cách hiệu quả cần phải có lộ trình và  điểm nhấn
    Nói về Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021-2030, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Lê Xuân Định nhấn mạnh sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng trong xu thế hội nhập và cuộc CMCN 4.0.
  • Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh
    Ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, trong nhiều thế kỷ phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh, khoa học và công nghệ tác động quan trọng tới việc nâng cao năng suất lao động. Sự thành công thần kỳ của các nước châu Á trong phát triển kinh tế, khởi đầu bởi Nhật Bản và tiếp theo là Hàn Quốc, dựa trên cách thức khá giống nhau, trong đó, khoa học công nghệ đều được coi là động lực chủ đạo.
  • TPM - giúp doanh nghiệp cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng
    Năng suất chất lượng của doanh nghiệp sẽ được cải tiến và nâng cao nhờ việc thực hiện hệ thống quản lý TPM (Total Productive Maintenance - Bảo trì năng suất toàn diện). Đây là phương pháp quản lý liên kết hai khái niệm Bảo trì và Năng suất chất lượng. Phương pháp này đang được áp dụng mạnh mẽ vào công nghiệp sản xuất và công nghiệp dịch vụ.
  • Nâng cao năng suất chất lượng thành công hay không phụ thuộc chính vào nhân viên
    Năng suất chất lượng được thực hiện thành công hay không phụ thuộc chính vào nhân viên với sự giúp đỡ khi cần thiết từ bên ngoài công ty mà không phải người ngoài công ty sẽ làm nên thành công đó.
  • Cần xây dựng mạng lưới chuyên gia năng suất chất lượng
    Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được khoảng 1.000 chuyên gia năng suất, trong đó có khoảng 200 chuyên gia năng suất được chứng nhận theo chuẩn mực quốc tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tăng cường hỗ trợ VNPI, ViProCB và các tổ chức, đơn vị đào tạo hoạt động trong lĩnh vực năng suất chất lượng để triển khai các chương trình, dự án đào tạo chuyên gia năng suất Việt Nam được chứng nhận theo chuẩn mực của quốc tế.
  • 5S - Công cụ giúp doanh nghiệp hạn chế lãng phí và tăng năng suất chất lượng sản phẩm
    Có thể thấy, 5S là công cụ quản lý đặc biệt có hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất thủ công. Khi thực hiện thành công 5S trong doanh nghiệp, sẽ mang lại những thay đổi đáng ngạc nhiên như: nơi làm việc trở nên sạch sẽ và gọn gàng hơn; kết quả thấy ngay đối với tất cả mọi người, việc chấp hành kỷ luật sẽ tốt hơn, các thao tác xử lý công việc trong hoạt động văn phòng sẽ trở nên dễ dàng và an toàn, nhân viên sẽ tự hào về nơi làm việc của mình, tăng cường việc phát huy sáng kiến của tất cả mọi người trong doanh nghiệp, tránh được những lãng phí không cần thiết.
  • DN muốn nâng cao năng suất cần nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ
    Trước thực tế năng suất lao động tại Việt Nam vẫn còn một khoảng cách xa so với một số nước châu Á, cần rút ra bài học kinh nghiệm để có những giải pháp linh hoạt nâng cao năng suất lao động. Đối với Việt Nam cần xác định rõ các vấn đề trọng tâm liên quan đến tăng năng suất lao động rồi từ đó tìm con đường ngắn nhất tạo những bước đi đột phá tăng năng suất lao động.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm - nhìn từ những mục tiêu lớn
    Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
  • Nền tảng cơ bản để doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng hiệu quả
    Trong giai đoạn 2021-2030, số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10%-15%, đồng thời, có ít nhất 100 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.
  • Thúc đẩy năng suất chất lượng: Kinh nghiệm thực tế và giải pháp nhân rộng
    Áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng (NSCL) sản phẩm hàng hóa là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc khuyến khích, hỗ trợ nâng cao NSCL góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL, ứng dụng những giải pháp công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO