Chi hội ATTT phía Nam tổ chức họp mặt đầu Xuân Đinh Dậu 2017

Như Minh| 25/02/2017 20:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 24 tháng 02 năm 2016, Chi Hội an toàn thông tin phía Nam đã tổ chức buổi gặp hội viên, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp đã tài trợ, ủng hộ cho hoạt động của Chi hội, và các Hội bạn.

Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Họp mặt đầu năm là hoạt động truyền thống của Chi hội An toàn Thông tin phía Nam (VNISA phía Nam) thường được tổ chức sau Tết Nguyên Đán, nhằm mục đích giao lưu, gắn kết và chia sẻ kế hoạch và các hoạt động trong năm mới. Gần 200 đại biểu là các hội viên, các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT đã tới dự buổi họp mặt năm nay.

Tại buổi họp mặt, Ban Chấp hành Chi hội và Hội viên cùng thảo luận về các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cho từng tháng trong năm 2017. Trong năm 2016, Chi Hội ATTT phía Nam đã có những hoạt động tích cực, tổ chức các sự kiện lớn như:  Cà phê Bảo mật buổi thứ 13; Câu chuyện chưa kể về cuộc tấn công vào TARGET CORP năm 2013 (ngày 02/04/2016); Cà phê Bảo mật buổi thứ 14: Teensyhid Attack Vector – A New/ Old Attack Vector (ngày 09/07/2016); Cà phê Bảo mật buổi thứ 15: Lock PC – Giải pháp phòng chống APT và các sự cố mất ATTT khác trên PC (ngày 10/09/2016); Ngày An toàn Thông tin Việt Nam lần thứ 9 năm 2016; Phối hợp tổ chức Diễn tập Bảo vệ hệ thống thông tin TP.HCM; Cuộc thi sinh viên với An toàn Thông tin năm 2016.

Có thể thấy kể từ khi ra đời (Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (viết tắt là VNISA) thành lập theo Quyết định số 1078/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ngày 14/08/2007), Hiệp hội đã đồng hành cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Bảo mật và an toàn thông tin (ATTT) ngày càng đóng vai trò quan trọng và cấp thiết. Hiệp hội thực sự trở thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin được nhà nước Việt Nam công nhận. VNISA tập hợp các cá nhân, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực ATTT nhằm tuyên truyền nhận thức, phát triển công nghệ và đẩy mạnh ứng dụng đảm bảo ATTT trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Điểm nổi bật nhất trong hoạt động Hiệp hội là tổ chức sự kiện, hội thảo, tọa đàm, báo cáo chuyên đề về ATTT; Khảo sát, điều tra về ATTT trên phạm vi vùng miền và toàn quốc; Tư vấn và đào tạo chuyên sâu cho các tổ chức, cá nhân về giải pháp và ứng dụng trong lĩnh vực ATTT; Dịch vụ tư vấn và phản biện về ATTT; Dịch vụ đánh giá về an ninh và bảo mật thông tin; Tổ chức các cuộc thi, trình diễn về ATTT; Chủ trì hợp tác với các hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan để trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng giúp đỡ nhau nhằm phát triển và đẩy mạnh ứng dụng ATTT... Với Chi hội An toàn Thông tin phía Nam thật sự là cánh tay nối dài của Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA), nơi tập hợp các hội viên, đơn vị và cá nhân sinh hoạt tại phía Nam. Chi hội hoạt động tuân thủ theo điều lệ và chỉ đạo thống nhất của Hiệp hội. Cơ cấu tổ chức của Chi hội bao gồm Ban Chấp hành với 16 thành viên, Văn phòng Chi hội, các ban công tác và các ban chuyên môn.

Nhiệm vụ trọng tâm của Chi hội phía nam đặt ra trong năm 2017 là: Tổ chức Uni-tour đến các trường Đại học; Tổ chức đều đặn hình thức sinh hoạt Cà phê Bảo mật hàng quý; Tổ chức các buổi kết nối kinh doanh, kết nối Hội viên với các tổ chức, doanh nghiệp; Xây dựng quy trình ứng cứu cho các tổ chức doanh nghiệp; Xây dựng cộng đồng chuyên gia để hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp; Ký kết hợp tác với Viện Nghiên cứu Chiến lược An ninh Kinh tế và Công nghiệp Nga; Tổ chức hội thảo nâng cao kiến thức về ATTT cho lãnh đạo tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Phối hợp với các đơn vị tổ chức các khóa đào tạo về An ninh Thông tin; Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề dành cho Hội viên, giới CNTT; Tổ chức chuỗi sự kiện Ngày An toàn Thông tin lần thứ 10 năm 2017. Đây là những nhiệm vụ quan trọng góp phần trong việc phát triển và đảm bảo ATTT Việt Nam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hải Phòng giải bài toán mục tiêu đảm bảo cung cấp DVCTT toàn trình
    Năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu cung cấp, sử dụng hiệu quả các thủ tục hành chính đủ điều kiện toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
  • Bảo vệ trước khi bị tấn công: Mô phỏng ransomware mang lại sự khác biệt
    Ransomware là một dạng phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính hoặc mạng, và giới hạn hoặc hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng bằng cách mã hóa các tệp cho đến khi tiền chuộc được trả. Việc chặn quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng của công ty sẽ khiến các tổ chức có thể phải trả một khoản tiền chuộc khá lớn hoặc mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần liên tục kinh doanh.
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo
    Các cơ quan Thuế đưa ra cảnh báo về tình trạng giả danh công chức Thuế, cơ quan Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo đối với người nộp thuế.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
Đừng bỏ lỡ
Chi hội ATTT phía Nam tổ chức họp mặt đầu Xuân Đinh Dậu 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO