Truyền thông

Chiêu giả danh "Con ông cháu cha"

PV 02/10/2023 11:52

Nghe theo lời quảng cáo của những đối tượng tự nhận mình là con ông cháu cha. Nắm bắt được tâm lí thương người thân trong gia đình,chúng đã gieo niềm tin vào các nạn nhân rằng “phép màu” sẽ xảy ra, người thân của họ sẽ được trắng án. Quá tuyệt vọng trước cảnh thân nhân tù tội nhiều người đã tin theo và chuyển cho chúng hàng trăm triệu đồng.

Đặt niềm tin sai chỗ

Chỉ bằng những lời nói khoa môi, múa mép, không ít những kẻ "chạy án" đã dễ dàng ẵm nhiều tỷ đồng của gia đình người bị hại. Vậy thủ đoạn phạm tội của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "chạy án" như thế nào mà có nhiều con mồi sập bẫy?

Chị T.M.A, ở Hải Dương chia sẻ. Chồng của chị vô tình gây tai nạn giao thông, đâm chết một người đàn ông say rượu do đi ngược chiều. Nghe tin chồng bị bắt và có thể bị phạt tù đến 5 năm, chị cảm thấy lo lắng và tuyệt vọng. Được giới thiệu cho một đối tượng tên là H, tự nhận mình là vợ của phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.

Chỉ cần chị A đưa số tiền 50 triệu đồng, bà ta có thể thu xếp ổn thỏa giúp gia đình chị. Bà nói với chị chồng chị phạm tội rất nặng nhưng nếu đưa tiền có thể chạy thành án treo.

Nghe tin bà H có thể lo được cho chồng được trắng án, chị đi vay mượn khắp nơi. Tích góp mãi mới đủ số tiền nhưng sau khi nhận được bà H lại nói với chị rằng vụ của chồng chị khá phức tạp cần phải mất thêm 500 triệu đồng mới lo đủ. Và cam kết rằng chắc chắn lần này sẽ thành công.

Vừa ôm món nợ 50 triệu đồng, nay phải tìm cách chạy thêm 500 triệu đồng nữa. Không phải gia đình khá giả nhưng quá thương chồng chị A đành phải bán đi căn nhà mà gia đình chị đang sinh sống để đưa tiền cho bà H.

Tuy nhiên ngay sau khi nhận được số tiền, đối tượng đã bỏ trốn. Chị A mất trắng toàn bộ số tiền.

businessman-looking-credit-card-stress_1262-2233.jpg

Mất tiền vì nhẹ dạ

Tương tự anh P.V.H ở Gia Lâm, Hà Nội cũng bị lừa bởi một đối tượng tự nhận mình là họ hàng của hiệu trưởng trường THPT có thể giúp anh H làm giáo viên tại trường. Với điều kiện chuyển cho hắn 300 triệu đồng.

Đối tượng hẹn anh H ra quán cà phê cung cấp những hình ảnh chụp chung của hắn với thầy hiệu trưởng trường này kèm theo những lời hứa “có cánh” rằng sẽ được nhận vào làm ngay sau khi chuyển tiền.

Thấy đối tượng có vẻ am hiểu sâu về trường X, lại có ảnh chụp chung với hiệu trưởng anh H liền tin theo. Với mong muốn sẽ có được công việc ổn định, anh đi vay mượn khắp nơi 300 triệu đồng để đưa cho đối tượng.

Nhận được tiền đối tượng bảo anh chỉ cần cung cấp hồ sơ xin việc, sang tuần anh H sẽ nhận được mail báo trúng tuyển. Sau đó 1 tuần H không thể liên lạc được nữa, thậm chí bị chặn số liên lạc. Quá hoang mang tìm đến trường THPT X để hỏi thì mới biết mình đã bị lừa. Những tấm ảnh do “kẻ lừa đảo” đưa ra chỉ là những tấm ảnh đã qua photoshop, cắt ghép, chỉnh sửa.

Lừa đảo chạy việc, “chạy án” không còn là vấn đề mới, nhưng vẫn có nhiều người mắc bẫy các đối tượng lừa đảo. Một phần vì nhu cầu tìm việc làm của người lao động, phần vì thủ đoạn tinh vi của các đối tượng. Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác để không rơi vào cảnh tiền mất tật mang./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Chiêu giả danh "Con ông cháu cha"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO