Chính phủ Malaysia với chiến lược mở cửa cho điện toán đám mây

Thụy Thanh| 15/12/2021 15:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Chính phủ Malaysia chuẩn bị hoàn tất đàm phán với bốn đối tác đa quốc gia để thiết lập các trung tâm dữ liệu và dịch vụ cloud.

Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia Tan Sri Annuar Musa xác nhận thông tin chính phủ nước này đã bước đến giai đoạn cuối của tiến trình đàm phán với bốn công ty đa quốc gia nhằm phát triển các trung tâm dữ liệu và cơ sở dịch vụ trên nền điện toán đám mây (cloud) tại quốc gia này.

Bộ Tài chính Malaysia thông báo rằng một cuộc đàm phán đã được hoàn tất và 3 cuộc đàm phán sắp kết thúc để cho phép các công ty quốc tế đầu tư lớn hơn vào nước này. "Một trong những công ty này đã thông báo với tôi rằng khoản đầu tư của họ trị giá hơn 1 tỷ Malaysia ringit (236 triệu USD) cho điện toán đám mây và các dịch vụ liên quan", Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện cho biết. Ngoài ra, ít nhất ba công ty trong nước và một công ty quốc tế đang lên kế hoạch phát triển dịch vụ băng rộng với đường cáp biển quốc tế đi qua phía bắc bang Sarawak.  

Động thái này nằm trong chiến lược tới năm 2030 Malaysia trở thành quốc gia hoàn toàn số hóa và Kế hoạch số đòi hỏi các trung tâm dữ liệu quy mô lớn để quản lý lượng thông tin khổng lồ cần xử lý. Các trung tâm dữ liệu nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng nếu các chính phủ dự định đưa các tài liệu quan trọng lên cloud.

Dịch vụ cloud là chìa khóa mở cửa công nghệ

Dịch vụ cloud đang tạo điều kiện để các chính phủ triển khai dữ liệu lớn, AI và Internet vạn vật (IoT), từ đó mở ra cánh cửa để cải thiện cuộc sống của người dân. Tại Malaysia, các dịch vụ cloud đã được tận dụng để kích thích phục hồi cho nền kinh tế và y tế thông qua ứng dụng MySejahtera - ứng dụng do Chính phủ Malaysia phát triển trong giai đoạn cao trào dịch Covid-19. Cloud cho phép hệ thống của ứng dụng này xử lý lượng lớn lưu lượng truy cập cùng một thời điểm. Ứng dụng cho phép công dân Malaysia ghi lại các lịch trình của họ đến bất kỳ cơ sở kinh doanh nào hoặc thậm chí là địa chỉ nhà riêng bằng cách quét mã QR. Nếu họ đã tiếp xúc với một trường hợp được xác nhận là COVID-19, nhà chức trách có thể liên lạc trực tiếp với người dân và hướng dẫn họ đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe gần nhất.

Hầu hết các dịch vụ công khác ở Malaysia đã chuyển sang trực tuyến nhờ vào dịch vụ cloud. Hiện người dân có thể đăng ký tiêm chủng và tra cứu kết quả kỳ thi quốc gia trên mạng. Bộ Tài chính Malaysia cũng đã sử dụng các công cụ phân tích dựa trên nền tảng cloud để giám sát việc thực hiện các gói hỗ trợ khác nhau.

Thị trường dịch vụ cloud phát triển

Theo thống kê của MDEC - đơn vị phụ trách kinh tế số trực thuộc Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malasyia, doanh thu của ngành điện toán đám mây tại thị trường Malaysia ước tính tăng trưởng 20% trong năm 2021, với con số hơn 400 triệu USD. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã tăng tốc hoạt động xây dựng các trung tâm dữ liệu (DC) trong năm vừa qua. Có thể kể đến, Bridge Data Centers mở rộng DC tại thủ đô Kuala Lumpur và xây dựng một DC hyperscale tầm cỡ 100MW tại bang Johor. Microsoft công bố kế hoạch đầu tư cloud khu vực tại Malaysia vào tháng 4/2021l; còn GDS Holdings tuyên bố về một DC hyperscale siêu lớn cũng tại bang Johor.

Malaysia đã phát triển chính sách cloud đầu tiên trong chương trình nghị sự quốc gia vào năm 2017 và chính sách này được phê duyệt vào năm 2020 cho chiến lược trung tâm dữ liệu và dịch vụ đám mây quốc gia. Chiến lược ưu tiên cloud được triển khai trong khu vực công vào năm 2021, với mục tiêu chính phủ đặt mục tiêu là 50% tỷ lệ triển khai điện toán đám mây vào năm 2024.

Theo Tan Tze Meng, Giám đốc Bộ phận Dịch vụ dữ liệu Đám mây của MDEC, "Chính phủ Malaysia đã chỉ định bốn doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ cloud cho khu vực chính phủ, ba trong số các công ty đó tập trung cung cấp dịch vụ cloud công cộng. Đây rõ ràng là chiến lược mà chính phủ đã chọn lựa. Dịch vụ đám mây là yếu tố chủ chốt cho quá trình số hóa. Trong đó dịch vụ cloud công cộng, cũng như dịch vụ cloud riêng của chính phủ, là chìa khóa cho chiến lược này".

Chiến lược phát triển dịch vụ cloud của Malaysia

Từ năm 2010, chính phủ Malaysia đã khuyến khích phát triển các trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây. Đến năm 2020, Văn phòng Đầu tư Kỹ thuật số (DIO) được thành lập để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư kỹ thuật số vào Malaysia, trên cơ sở phối hợp giữa Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) và MDEC.

Vai trò chính của DIO là tuân thủ Kế hoạch  MyDIGITAL và các mục tiêu đầu tư quốc gia được hướng dẫn bởi Định hướng phát triển thịnh vượng khu vực chung đến năm 2030. Kế hoạch chiến lược của DIO phù hợp với mục tiêu của MyDIGITAL là thu hút 16 tỷ USD vốn đầu tư vào năm 2025.

MDEC là bộ phận phụ trách cơ sở hạ tầng và dịch vụ số, cũng như đơn vị kinh doanh đám mây dữ liệu. Một trong bốn trách nhiệm chính của họ là tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ đám mây cho khu vực công. MDEC làm việc với Chính phủ, Đơn vị kế hoạch quản lý và hiện đại hóa hành chính Malaysia (MAMPU), Bộ Tài chính và các cơ quan khác để đề xuất và triển khai chính sách ưu tiên cloud trong năm 2021.

Bên cạnh đó, Dự toán Ngân sách năm 2022 của Malaysia cũng khuyến khích lĩnh vực này. Mặc dù vẫn ưu tiên các lĩnh vực y tế và giáo dục, dự toán đã dành cho nhiệm vụ rõ ràng là thúc đẩy chuyển đổi số, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, nâng cao kỹ năng cho người dân Malaysia trong công nghệ tiên tiến và cải thiện kết nối mạng ở các khu vực nông thôn.

Dự toán theo sát các mục tiêu kinh tế kỹ thuật số của đất nước được nêu trong Kế hoạch Malaysia lần thứ 12, Kế hoạch kinh tế số, Chính sách Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và Chính sách ưu tiên cloud. Đặc biệt, Chính sách ưu tiên cloud giúp hướng dẫn cả lĩnh vực tư nhân và nhà nước khai thác toàn bộ sức mạnh của cloud để giải quyết các vấn đề phức tạp nhanh chóng, với các công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

Chính sách ưu tiên cloud với nhiều ưu điểm cho chính phủ

Trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các chính sách khuyến khích áp dụng dịch vụ cloud được áp dụng, đồng thời loại bỏ các yêu cầu quy định, cấp phép hoặc bắt buộc quá mức chỉ gây thêm chi phí, sự nhầm lẫn và phức tạp cho các tổ chức, có thể thúc đẩy phục hồi kinh tế bằng cách tăng tốc chuyển đổi số trên toàn nền kinh tế.

Dịch vụ cloud mang lại vô số lợi ích cho các tổ chức thuộc khu vực công - từ việc giảm chi phí bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, đến việc tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, đồng thời cải thiện khả năng phục hồi, tính liên tục của dịch vụ trong các thời điểm khủng hoảng như đại dịch Covid-19 đang diễn ra.

Các quốc gia có chính sách ưu tiên cloud khuyến khích các tổ chức công sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở hạ tầng CNTT tại chỗ và những quốc gia này đã thành công rực rỡ trong việc phát triển các dịch vụ có giá trị cho người dân bằng công nghệ đám mây.

Hiệu quả nhất thường là những chính sách làm rõ vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính phủ và nhà cung cấp dịch vụ đcloud, áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro để phân loại dữ liệu, tận dụng các tiêu chuẩn quốc tế để tuân thủ và công nhận, đồng thời áp dụng cơ chế mua sắm công nhận mô hình thanh toán cloud trả trước.

Tại Malaysia, Cục Giáo dục Đại học Bách khoa và Cao đẳng Cộng đồng (DPCCE) - đơn vị thuộc Bộ Giáo dục Đại học Malaysia (MOHE), đã cập nhật kênh dạy và học chính của mình để chạy hoàn toàn trên dịch vụ cloud của AWS. Đây hiện là nền tảng giáo dục dựa trên cloud tích hợp lớn nhất trong khu vực công của Malaysia, cung cấp chương trình giảng dạy trực tuyến toàn phần cho hơn 100.000 sinh viên. Hệ thống dựa trêncloud đã giảm thời gian chết và tiết kiệm khoảng 30% chi phí, so với hoạt động thiết lập tại trung tâm dữ liệu do chính phủ điều hành.

Một ví dụ tuyệt vời khác là việc Cục Thống kê Malaysia (DOSM) sử dụng các dịch vụ cloud cho cuộc điều tra dân số quốc gia của Malaysia. Cuộc điều tra dân số chỉ là một quá trình dài ba tháng nhưng DOSM cần duy trì cơ sở hạ tầng tại chỗ toàn thời gian. Bằng cách chuyển sang các dịch vụ cloud, DOSM có thể sử dụng tài nguyên  khi cần thiết, tiết kiệm chi phí cho chính phủ và cải thiện khả năng mở rộng quy mô.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Chính phủ Malaysia với chiến lược mở cửa cho điện toán đám mây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO