Đời sống xã hội

Chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau

Trung Quân 15/11/2023 08:20

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Trong Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT quy định rõ nhiệm vụ trọng tâm: Nhiệm vụ thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Tiểu dự án 10.1 của Chương trình; Nhiệm vụ hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự thuộc Tiểu dự án 10.2 của Chương trình (viết tắt là điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT). Thông tư ban hành tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển và hội nhập để không đồng bào dân tộc nào bị bỏ lại phía sau.

tai-xuong(1).jpg
Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển toàn diện

Về thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Được quy định tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển (viết tắt là Quyết định số 1191/QĐ-TTg) và quy định tại Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Tiểu dự án 10.1 của Chương trình.

Nhiệm vụ sản xuất nội dung phục vụ công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại (hướng dẫn chi tiết tại Điều 5 Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT).

Nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thông tin đối ngoại khu vực biên giới (hướng dẫn chi tiết tại Điều 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT).

Nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại khu vực biên giới (hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT);

Nhiệm vụ lồng ghép thông tin đối ngoại với các hoạt động giao lưu xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, nét văn hóa đặc sắc của các tỉnh biên giới góp phần quảng bá hình ảnh đất nước (Hướng dẫn chi tiết tại Điều 8 Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT). Các nhiệm vụ còn lại của Quyết định số 1191/QĐ-TTg không quy định được thực hiện ở chương trình khác, từ nguồn kinh phí khác.

2053859981_4057bb4560_c-768x576.jpg
Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT

Thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT được quy định tại Tiểu dự án 10.2: Ứng dụng CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Dự án 10 của Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Địa bàn thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT là các xã thuộc tiêu chí phân bổ vốn thực hiện Tiểu dự án 10.2 theo quy định tại Phụ lục X Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, bao gồm: a) Xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III); b) Xã không thuộc khu vực III có thôn đặc biệt khó khăn.

Số lượng điểm hỗ trợ: Mỗi xã 01 điểm, yêu cầu cơ bản về điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT; Có sẵn nhà kiên cố và hạ tầng công trình xây dựng; thuận tiện người dân đến tiếp cận, sử dụng dịch vụ; Đảm bảo an toàn, an ninh về con người, tài sản, thiết bị có nguồn điện ổn định.

Điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT được hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập internet băng rộng theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT; Tiếp cận thông tin về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước qua mạng Internet; Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng sản xuất, phát triển kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa - xã hội, kiến thức về đảm bảo an ninh, trật tự cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân, bao gồm các nội dung chính: Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng di động, nền tảng số, dịch vụ trực tuyến trên mạng Internet; Kỹ năng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; Kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng và kỹ năng tự bảo vệ, chống các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng cho cá nhân; Nhận diện một số hình thức lừa đảo trên mạng; Kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và các nội dung khác theo xu hướng phát triển công nghệ số; Nhận diện các phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao để nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cho nhân dân; Kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, cảnh giác với các thông tin giả, sai sự thật, quan điểm sai trái, thù địch nhằm vào vùng dân tộc thiểu số.

Các hoạt động khác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với mục tiêu của Tiểu dự án 10.2

Hỗ trợ cung cấp sản phẩm thông tin, nền tảng số cho các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT: Thông tư quy định các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT được hỗ trợ, cung cấp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ sau: Các nền tảng số do các cơ quan trung ương, các địa phương phát triển, kết nối phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, trật tự tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Các sản phẩm thông tin do địa phương tổ chức sản xuất, cung cấp để khai thác tại điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
Chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO