Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại, con trai khiến mẹ đi từ buồn cười đến xấu hổ: Kết quả cuối cùng mới là điều đáng ngẫm

Nguyễn Nhung| 16/04/2020 16:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Cái kết của câu chuyện cũng là lời gợi ý, nhắc nhở cho tất cả chúng ta.

Tự giác

Có một công ty đa quốc gia nọ đăng tuyển chuyên viên tài chính. Một ứng viên vừa tu nghiệp từ Mỹ về đã nộp hồ sơ ứng tuyển. Không lâu sau đó, chàng trai nhận được điện thoại từ tổng công ty bên Luân Đôn, hẹn ngày giờ để nói chuyện qua điện thoại. Qua được vòng này, mới có cơ hội bay ra nước ngoài phỏng vấn chính thức.

Thời gian hẹn nói chuyện là 10h sáng. Tầm hơn 9h sáng hôm đó, chàng trai đã quần áo chỉnh tề, thắt cà vạt lịch sự ngồi cạnh điện thoại chờ đợi.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại, con trai khiến mẹ đi từ buồn cười đến xấu hổ: Kết quả cuối cùng mới là điều đáng ngẫm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Mẹ cậu ta nhìn thấy vậy không nhịn được cười, trêu con: "Hầy, nói chuyện điện thoại thôi mà, có cần phải ăn mặc lịch sự, thần thái nghiêm túc thế kia không? Người ta cũng có nhìn thấy con đâu mà phải cẩn thận thế?"

Không ngờ, chàng trai nghiêm túc trả lời mẹ: "Mẹ à, nếu như con mặc áo ba lỗ và quần đùi, tâm trạng con chắc chắn sẽ rất thoải mái vô tư. Như vậy, khi nói chuyện, con sẽ không đủ thận trọng để trao đổi với nhà tuyển dụng. 

Hơn nữa, người ta gọi điện cho con từ văn phòng, ăn mặc chỉnh tề, con sao có thể không tôn trọng họ mà ăn mặc tùy tiện được?"

  • Làm được 3 việc này, chúng ta sẽ có cuộc đời thuận lợi, tránh được rắc rối tai ương

Người mẹ nghe con nói vậy lấy làm xấu hổ, bời lời con bà nói quá đúng, quá thuyết phục!

Dù là ở nơi người khác không thấy, chúng ta vẫn nghiêm khắc với bản thân, duy trì tinh thần tự giác cao độ, như thế mới là sự tự giác cao nhất.

Cuối cùng, chàng trai trẻ này đã vượt qua nhiều ứng viên khác và có được việc làm một cách thuận lợi.

Để lại một khe nhỏ

Có một người nọ từ hồi trẻ đã là một thợ mộc có tiếng khắp vùng. Về già, rất ít khi ông bắt tay chỉ việc cho đệ tử mà chỉ suốt ngày nói đi nói lại một câu: "Chú ý vào, để lại một khe nhỏ!"

Hầu hết các thợ mộc đều chăm chút cho sản phẩm của mình, làm việc hết sức tỉ mỉ, tinh tế để cho ra một sản phẩm hoàn hảo, các chi tiết gắn kết với nhau khít đến nỗi một con kiến chẳng thể lọt qua.

Thế nhưng, rất nhiều gia đình sau khi làm nội thất thường xảy ra hiện tượng gỗ bị nứt, nguyên nhân chính là bởi lúc làm, người thợ đã ghép nối các chi tiết quá khít với nhau để tạo ra sản phẩm quá hoàn hảo.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại, con trai khiến mẹ đi từ buồn cười đến xấu hổ: Kết quả cuối cùng mới là điều đáng ngẫm - Ảnh 3.

Người thợ mộc già kia sở dĩ luôn miệng nhắc đệ tử phải để lại một khe nhỏ, bởi ông đã quá hiểu việc này nên đã cố tình để lại một không gian cho vật liệu có thể tiếp xúc với nhau.

Từ câu chuyện của người làm mộc và việc để lại một khe nhỏ cho gỗ có không gian giãn nở, chúng ta sẽ thấy việc chúng ta sống và ăn ở với nhau trên đời cũng chẳng khác gì việc này.

Giống như nguyên lý của người thợ mộc, chú ý đến việc "để lại một khe nhỏ", nếu như chúng ta quá tính toán, quá coi trọng lợi ích, không nhường nhịn lẫn nhau, theo đuổi cái "hoàn hảo", quan hệ giữa người với người cũng sẽ như những thớ gỗ kia, rồi sẽ nứt ra, căng thẳng, đổ vỡ.

Tương tự như thế, một người mục đích hóa mọi hành vi của mình, lẽ nào anh ta không khiến cho lý tưởng của mình bị ép đến mức biến dạng?

Để lại một khe nhỏ - cho mình, cho người, như thế đôi bên mới có thể để lại một không gian ấm áp và thoải mái cho nhau.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại, con trai khiến mẹ đi từ buồn cười đến xấu hổ: Kết quả cuối cùng mới là điều đáng ngẫm - Ảnh 4.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại, con trai khiến mẹ đi từ buồn cười đến xấu hổ: Kết quả cuối cùng mới là điều đáng ngẫm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO