Chuyển đổi số và những xu hướng công nghệ chính

TH| 30/05/2019 16:05
Theo dõi ICTVietnam trên

Để thực hiện chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp (DN) đang đẩy mạnh đầu tư vào việc phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA) và các nền tảng phát triển low-code,…

Tuy nhiên, mức độ thành công của các khoản đầu tư này vẫn chưa rõ ràng và có sự khác biệt đáng kể đối với các lĩnh vực khác nhau.

Bài viết đưa ra dự đoán về một số xu hướng chuyển đổi số chính hiện nay. Đó là các xu hướng mà DN có thể trông đợi để chuyển hướng hoạt động kinh doanh và công nghệ số.

Đầu tư vào AI, học máy và công nghệ RPA

Theo công ty tư vấn hàng đầu thế giới KMPG, các DN đang đẩy mạnh đầu tư vào AI, học máy và tự động hóa quy trình tự động (Robotic Process Automation - RPA), dự kiến con số này sẽ tăng lên 232 tỷ USD vào năm 2025 từ 12,4 tỷ USD năm 2018.

Báo cáo của KMPG cho thấy gần 2/3 số người được hỏi cho biết có kế hoạch thực hiện đầy đủ RPA trong vòng ba năm; 18% có kế hoạch sử dụng có chọn lọc. Đối với tự động hóa nhận thức (cognitive automation), gần một nửa cho hay có ý định sử dụng các phương pháp này ở quy mô nhất định trong vòng 3 năm. 10% cho biết sẽ triển khai các thử nghiệm và các dự án “proof of concept” (bằng chứng về khái niệm).

Giải pháp phát hành phần mềm nhanh chóng DevOps

Mặc dù một số DN đã chuyển sang DevOps trong nhiều năm nay, nhưng đầu tư cho vào DevOps chỉ thực sự mới trong giai đoạn thiết lập để tăng vọt.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Market and Markets, thị trường DevOps sẽ tăng trưởng 24,7% mỗi năm, đạt 10,3 tỷ USD vào năm 2023 từ con số 2,9 tỷ USD trong năm 2017. Nhu cầu về các giải pháp và dịch vụ DevOps giữa các DN dự kiến sẽ rất lớn, do nhu cầu phân phối ứng dụng nhanh với chất lượng cao ngày càng tăng.

Chi tiêu cho chuyển đổi số sẽ chạm mốc 1.000 tỷ USD trong năm 2019

Trong nghiên cứu “Worldwide Semiannual Digital Transformation Spending Guide” của IDC, chi tiêu cho chuyển đổi số toàn cầu sẽ đạt 1,18 nghìn tỷ USD trong năm nay, tăng gần 18% so với năm 2018.

Trong năm 2019, lĩnh vực công nghiệp dự kiến đầu tư nhiều nhất cho chuyển đổi số là sản xuất, trong đó tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh. Các ngành công nghiệp bán lẻ, vận tải và dịch vụ chuyên nghiệp sẽ bám sát.

Sự phát triển của Low-Code

Nhu cầu về phần mềm DN dường như không có giới hạn. Và cho dù cố gắng thế nào, các nhà phát triển không thể mã hóa phần mềm đủ nhanh. Đây là lý do các nền tảng phát triển mã thấp (low-code) phát triển. Đây cách thiết kế và phát triển các ứng dụng phần mềm nhanh với số lượng mã tối thiểu.

Theo nghiên cứu từ ResearchandMmarket.com, thị trường low-code toàn cầu sẽ tăng lên khoảng 27 tỷ USD vào năm 2022, tăng từ 4 tỷ USD năm 2017 với tốc độ tăng trưởng hai chữ số hàng năm là 44%.

Chuyển đổi số, phần mềm tương tác với khách hàng tiếp tục phát triển

Chuyển đổi số thực sự mang lại ý nghĩa khi giúp DN tăng doanh thu, thu hút thêm các khách hàng mới và giữ chân các khách hàng hiện tại. Phần mềm tương tác với khách hàng bao gồm từ các hệ thống CRM ổn định đến phần mềm tự phục vụ khách hàng có vai trò quan trọng. Dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, phân khúc thị trường này sẽ đạt 22 tỷ USD vào năm 2023.

Chuyển đổi số thành công còn hạn chế

Tỷ lệ chuyển đổi số thành công hiện còn khá thấp. Theo nghiên cứu từ McKinsey, con số này chỉ dưới hơn 30%. Ngay cả các ngành công nghiệp số, như công nghệ cao, truyền thông và viễn thông, tỷ lệ thành công cũng không vượt quá 26%. Còn trong những ngành công nghiệp truyền thống như dầu khí, ô tô, cơ sở hạ tầng và dược phẩm, chuyển đổi số thậm chí còn nhiều thách thức hơn: tỷ lệ thành công chỉ từ 4% đến 11%.

Trong khi, rõ ràng các DN đang đẩy mạnh đầu tư vào các nỗ lực chuyển đổi số và mong muốn sự thành công, tỷ lệ thất bại cao cho biết các DN đã không có cách tiếp cận phù hợp hoặc thực hiện đúng.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số và những xu hướng công nghệ chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO