CMC chính thức ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Tuấn Trần| 06/05/2020 21:07
Theo dõi ICTVietnam trên

CMC đã ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số (CKS) công cộng CMC Certificate Authority (CMC CA) vào ngày 6/5/2020 tại Hà Nội.

Dịch vụ CMC CA là một phần trong hệ sinh thái số hỗ trợ khách hàng từ doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ đến quy mô lớn của tập đoàn CMC, góp phần cung cấp hạ tầng cho nền kinh tế số. Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS) là đơn vị cung cấp và triển khai dịch vụ này.

Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC Certificate Authority  - Ảnh 1.

Tập đoàn Công nghệ CMC đã ra mắt dịch vụ chứng thực CKS công cộng CMC CA. Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMS TS) à đơn vị cung cấp và triển khai dịch vụ này.

CMC CA đáp ứng các tiêu chuẩn chứng thực CKS công cộng 

Được biết ngày 5/6/2019, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ TT&TT đã trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực CKS công cộng cho tập đoàn Công nghệ CMC theo phương án được Tập đoàn trình. Dịch vụ CMC CA đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như các yêu cầu về nhân lực, khả năng tài chính. Hạ tầng hệ thống CMC CA được thiết kế thành 2 hệ thống đặt tại 2 Trung tâm dữ liệu của CMC ở Hà Nội (hệ thống chính) và TP. Hồ Chí Minh (hệ thống dự phòng). Đây là trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier III và là trung tâm dữ liệu duy nhất tại Việt Nam sở hữu chứng chỉ bảo mật PCI DSS. Hệ thống đường truyền xuyên quốc gia, kết nối trực tiếp vào mạng lưới cáp đất liền Đông Nam Á (A-Grid).

Trong trường hợp xảy ra sự cố tại hệ thống chính, hệ thống dự phòng sẽ được kích hoạt và hoạt động, giúp toàn bộ hệ thống chứng thực số CMC CA được đảm bảo tính liên tục 24/7. Mỗi hệ thống đều được chia ra làm các vùng riêng biệt nhằm tạo sự an toàn và bảo mật.

Ngoài ra, CMC CA cũng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn an ninh thông tin cho môđun mật mã FIPS PUB 140 - 2 Level 3, tiêu chuẩn mật mã PKCS.

Cho biết kết quả về thẩm định khả năng cung cấp dịch vụ CKS công cộng, ông Đặng Đình Trường, Phó Giám đốc NEAC cho biết: "Hạ tầng và hệ thống của CMC là một trong những hạ tầng tốt nhất - đặc biệt là trung tâm dữ liệu và thiết bị. CMC CA đáp ứng đầy đủ về các tiêu chuẩn chứng thực CKS công cộng theo Nghị định 130/2018 của Chính phủ và các quy định, tiêu chuẩn áp dụng được Bộ TT&TT ban hành sau đó. NEAC tin tưởng CMC với năng lực, uy tín và bề dày kinh nghiệm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thị trường dịch vụ chứng thực số".

Đóng góp vào lộ trình chuyển đổi số quốc gia

Nhân sự kiện ra mắt dịch vụ, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch/Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC nhấn mạnh: "Việc ra mắt dịch vụ chứng thực CKS CMC CA nằm trong chiến lược phát triển của tập đoàn CMC. Đầu năm 2019, tập đoàn CMC đã ra mắt hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N, cung cấp những dịch vụ về hạ tầng số cho khách hàng, trong đó chứng thực CKS cũng là một hạ tầng mà CMC cần có. Dù ra mắt sau nhiều nhà cung cấp khác, CMC cam kết cung cấp dịch vụ chứng thực CKS có công nghệ tiên tiến nhất, mang lại sự tin tưởng cho DN, tổ chức và cá nhân".

Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC Certificate Authority  - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch/Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC phát biểu tại lễ ra mắt dịch vụ CMC CA

Với việc ra mắt dịch vụ, hơn 700.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ của CMC khi truy cập vào hệ sinh thái CMC sẽ nhận được nhiều dịch vụ tiện ích và nhanh gọn hơn: từ dịch vụ hóa đơn điện tử, xuất hóa đơn, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội đến công chứng điện tử, CKS,… Dịch vụ CMC CA giúp DN tiết kiệm chi phí hành chính, không mất thời gian đi lại, chờ đợi, đồng thời có thể ký văn bản, chứng từ mọi lúc, mọi nơi. Việc chuyển tài liệu, hồ sơ đã ký cho đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… diễn ra tiện lợi và nhanh chóng.

Với nền tảng công nghệ tiên tiến và bảo mật cao, dịch vụ CKS CMC CA giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu trong các giao dịch điện tử như: Hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội điện tử, ngân hàng, chứng khoán, văn bản… Đồng thời, dịch vụ CMC CA hỗ trợ DN bảo mật giao dịch, chống giả mạo chữ ký, giúp cho các DN, tổ chức, cá nhân yên tâm với các giao dịch điện tử của mình.

Năm 2019, theo số liệu của NEAC, thị trường chứng thực CKS công cộng đã tăng trưởng mạnh mẽ, số lượng chứng thư số công cộng đang hoạt động (năm 2019) đạt khoảng 1,27 triệu chứng thư (cấp cho DN, người dân), tăng 21%. Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động khoảng 220.000 chứng thư số (cấp cho cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức), tăng khoảng 67%. 

Theo ông Nguyễn Kim Cương, Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc Khối DN của CMC TS, trước đây, chứng thư số chủ yếu phục vụ DN khai báo thuế, hải quan, thực hiện các dịch vụ bảo hiểm xã hội nhưng đang có làn sóng công nghệ mới: ứng dụng chứng thư số để phục vụ danh tính cá nhân. Thị trường có thể mở rộng đến 100 triệu chứng thư số/năm, lan rộng từ ngành tài chính ngân hàng, dịch vụ công. Trong tương lai mỗi người sẽ có một định danh số cá nhân. 

Cũng theo ông Cương, "CMC từ trước đến nay đã tập trung xây dựng hạ tầng, công nghệ và giải pháp, với việc ra mắt dịch vụ chứng thực CKS, CMC đẩy mạnh tăng cường sử dụng CKS và định danh điện tử, đóng góp vào lộ trình chuyển đổi số quốc gia".

CKS công cộng có bản chất là chữ ký điện tử, được DN sử dụng trên môi trường Internet để thực hiện ký kết hợp đồng, chứng từ cần thiết. CKS có hiệu lực như chữ ký cá nhân hay con dấu của DN.

CKS công cộng được chứa trong thiết bị gọi là USB Token. USB Token gồm khóa bí mật và khóa công khai. Đây là thiết bị để bảo mật khóa bí mật và chứa thông tin khách hàng. Có khả năng lưu trữ lớn, tốc độ xử lý cao (32 bit).

– Khóa bí mật: khóa này dùng để tạo chữ ký số

– Khóa công khai: khóa này dùng để kiểm tra CKS được tạo bởi khóa bí mật.

Lợi ích khi sử dụng CKS công cộng

DN sử dụng CKS công cộng để thực hiện các giao dịch từ xa (giao dịch điện tử), qua các giao dịch từ xa này giúp cho DN: tiết kiệm chi phí in ấn; Thực hiện giao dịch ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào; Việc chuyển dữ liệu cũng nhanh chóng và tiện lợi hơn và tất cả các thao tác đều được ghi nhận, lưu trữ.

Hiện tại, tại Việt Nam có 12 DN đã được cấp giấy phép dịch vụ chứng thực CKS công cộng gồm: Công ty CP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC-CA), Công ty CP MISA (MISA-CA), Công ty CP Công nghệ SAVIS (TrustCA), Công ty CP Công nghệ Tin học EFY Việt Nam (EFY-CA), Công ty CP CKS ViNa (Smartsign), Công ty Cổ phần Chứng số an toàn (SAFE-CA), Công ty CP Viễn thông New-Telecom (NEWTEL-CA), Công ty CP Hệ thống Thông tin FPT (FPT-CA), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel (VIETTEL-CA), Công ty CP BKAV (BKAV-CA), Công ty cổ phần Công nghệ thẻ Nacencomm (CA2), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT-CA).

CKS công cộng đang hoạt động, chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực kê khai thuế qua mạng, bảo hiểm xã hội và hải quan điện tử…

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
CMC chính thức ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO