Cô gái công sở Hà Nội tuổi 25, lương 9 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu hết 3 triệu dù phải thuê nhà và ăn uống thoải mái

Minh Anh| 06/05/2020 07:14
Theo dõi ICTVietnam trên

Ra trường đi làm đã 3 năm nay, dù đang có mức lương 9 triệu đồng/tháng nhưng chưa tháng nào, cô nàng công sở này lại tiêu hết quá 3 triệu đồng dù sống giữa Hà Nội.

3 năm trước, Trần Thị Thu Hường ở Mỹ Đức, Hà Nội bắt đầu ra trường. Do học Marketing nên sau khi ra trường Hường xin vào làm tại phòng marketing của một công ty Dược quy mô nhỏ với mức lương khởi điểm chỉ 6 triệu đồng/tháng.

  • Mách bạn 5 cách chi tiêu với thu nhập 8 triệu/tháng mà vẫn đủ tiêu xài rủng rỉnh ở thành thị đắt đỏĐọc ngay

"Thời điểm đó vừa ra trường nên mức lương nào mình cũng chấp nhận vì muốn học được thật nhiều kinh nghiệm trong công việc. Vì công ty quy mô nhỏ nên mình làm tất cả mọi việc. Từ đóng hàng phụ kế toán, đến tư vấn sản phẩm hoặc làm các kế hoạch truyền thông cho từng sản phẩm", Hường kể lại.

Trước đây, với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng (đã bao gồm được công ty cho ăn trưa), Hường chỉ tiêu 1,5-2 triệu đồng/tháng. Số tiền 4 triệu đồng còn lại, Hường gửi về phụ cho bố mẹ ở quê để nuôi em trai đang học lớp 12.

Sau 3 năm đi làm, nhờ sự phấn đấu hết mình trong công việc, Hường đã được ghi nhận và từng bước được nâng lương. Hiện mức lương tháng của Hường đã tăng từ 6 triệu đồng lên 9 triệu đồng.

Cô gái công sở Hà Nội tuổi 25, lương 9 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu hết 2,5 triệu dù phải thuê nhà và ăn uống thoải mái - Ảnh 1.

Cô gái công sở Hà Nội tuổi 25, lương 9 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu hết 2,5 triệu dù phải thuê nhà và ăn uống thoải mái - Ảnh 2.

Cô gái công sở Hà Nội tuổi 25, lương 9 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu hết 2,5 triệu dù phải thuê nhà và ăn uống thoải mái - Ảnh 3.

Để đỡ tiền thuê trọ, Hường ở chung với 2 cô bạn nữa.

Dù lương tháng có tăng chưa kể các khoản thưởng quý, thưởng Tết khác, nhưng Hường vẫn giữ thói quen chi tiêu tiết kiệm. Mỗi tháng, cô nàng công sở độc thân này vẫn chỉ chi tiêu khoảng 3 triệu đồng. Số tiền còn lại, Hường dồn vào để tiết kiệm cho tương lai.

Cụ thể, mỗi tháng Hường chi tiêu như sau:

Tiền thuê nhà: 1 triệu đồng

Do thuê nhà chung 1 căn phòng với 2 người bạn thân nữa cũng đi làm công sở nên tiền phòng mỗi tháng của Hường chỉ hết 1 triệu đồng: "Ở cùng bạn vừa vui, ăn uống và tiền phòng vừa rẻ. Lại có người chăm sóc khi ốm đau. Hơn nữa, mình là người thích những nơi sôi nổi nên mình không phiền hà gì khi phòng đông người. Vì suy cho cùng, chúng mình đi làm cả tuần, tối về chỉ ăn với ngủ cùng nhau nên cũng ít khi va chạm. Với lại ai giờ cũng lớn rồi nên đều có ý thức".

Tiền ăn: 1,2 triệu đồng

Cứ đầu tháng, Hường và 2 người bạn cùng phòng lại cùng nhau đóng 1,2 triệu tiền ăn. Sau đó, phân chia cho 1 người trong phòng cầm để chi tiêu hàng ngày. Cứ mỗi cuối tuần, 3 cô gái đi chợ đầu mối ở Cầu Giấy mua thực phẩm, rau củ về chế biến ăn dần. Thỉnh thoảng, nếu có thành viên nào về quê chơi thì sẽ mang gạo và rau ở quê lên.

"Tính ra tiền ăn của 3 đứa mình hết 3,6 triệu. Mỗi tuần tụi mình sẽ chi tiêu 800-900 ngàn đồng/tiền ăn. Chúng mình mua nào trứng, thịt gà, thịt vịt, cá, thịt bò. Ngoài ra cũng mua thêm một số bột về làm bánh ăn hoặc tự làm sữa chua ăn", Hường chia sẻ.

Cô gái công sở Hà Nội tuổi 25, lương 9 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu hết 2,5 triệu dù phải thuê nhà và ăn uống thoải mái - Ảnh 4.

Bữa ăn đơn giản mà đủ chất của 3 cô gái ở trọ.

Vì ăn chung với nhau bữa sáng và bữa tối nên Hường thấy rất rẻ: "Bữa sáng mình hay nấu xôi, nấu chè, làm bánh mỳ, làm sữa hạt để ăn. Còn bữa tối thì đi làm về, 3 đứa lại xúm vào nấu món mặn, món xào, rau với số lượng vừa phải. Ăn xong lúc nào cũng hoa quả tráng miệng theo mùa hoặc sữa chua, sữa bắp. Nói chung mình vẫn thấy ăn uống đề huề và đầy đủ chất. Tất nhiên tụi mình ăn không bao giờ để thừa mứa. Hôm nào ăn ít thì làm ít".

Tiền điện nước: 200 ngàn đồng

Vì nhà có 3 cô gái ở với nhau nên tiền điện mỗi tháng dùng nhiều cũng chỉ hết khoảng 300 -500 ngàn đồng. Vào mùa hè tiền điện tốn hơn hết khoảng gần 1 triệu đồng: "Ngày thường thì mình chỉ cần đóng 200 ngàn đồng là đủ. Còn vào mùa hè thì chi phí cao hơn do nằm điều hòa. Mỗi tháng hết khoảng 300-400 ngàn đồng tiền điện nước", Hường nói.

Cô gái công sở Hà Nội tuổi 25, lương 9 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu hết 2,5 triệu dù phải thuê nhà và ăn uống thoải mái - Ảnh 5.

Thỉnh thoảng Hường và 2 người bạn vẽ vời làm 1 số món ăn ngày nghỉ.

Tiền chi tiêu vặt, xăng xe tiền đám cưới: 500 ngàn đồng

Mỗi tháng, Hường thường để dành khoảng 500 ngàn đồng để chi tiêu vặt hoặc tiền cưới xin, sinh nhật, xăng xe đi làm. Có những tháng không có sinh nhật, đám cưới bạn thì Hường để dành mua dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt hoặc thỏi son môi cho bản thân.

"Mình là con gái nhưng cũng khá giản dị. Mua sắm quần áo mình cũng chỉ mua vài bộ. Mỹ phẩm mình không dùng. Chỉ dùng mỗi son môi và kem chống nắng. Còn mặt nạ chăm sóc da thì mình hay đắp mặt nạ tự chế bằng sữa chua, sữa tươi nên cũng không tốn kém", Hường khẳng định.

Nếu tháng nào nhiều đám cưới hay muốn mua thêm bộ quần áo đẹp, Hường sẵn sàng thêm 500 ngàn đồng để mua sắm. Thế nhưng cô nàng này thú nhận, ít khi tiêu quá 3 triệu/tháng. Thường Hường chỉ tiêu 2,9 triệu đồng là đủ.

Chia sẻ về khoản tiền để ra không dưới 6 triệu/tháng, cô nàng công sở này khẳng định:

"Nhiều người cứ bảo tiêu gì có 3 triệu đồng/tháng giỏi và lạ quá. Lại còn nghĩ tụi mình sống ở quê nên mới thế. Nhưng thực tế, mình sống giữa trung tâm Hà Nội luôn, các bạn của mình cũng chi tiêu như vậy thôi vì đi làm gần chỗ trọ.

Giờ tiền điện thoại cũng không tốn vì có zalo, Fb liên hệ. Còn thì phải để dành 1 khoản tiền tiết kiệm để đầu tư cho tương lai hay việc học nâng cấp bản thân. Hơn nữa, mình sống độc thân nên cuộc sống còn đơn giản. Chứ khi có gia đình, nhất là khi đã làm cha, làm mẹ thì mình thấy phải chi tiêu nhiều hơn rất nhiều".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
Cô gái công sở Hà Nội tuổi 25, lương 9 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu hết 3 triệu dù phải thuê nhà và ăn uống thoải mái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO