Hội nhập

Cơ hội lớn để trở thành nền kinh tế lớn trong khu vực ASEAN

PV 10/09/2024 10:46

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành nền kinh tế lớn tại khu vực ASEAN vào năm 2030, nhờ vào tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư mạnh mẽ.

Kinh tế số động lực tăng trưởng chính

Theo số liệu từ Diễn đàn tương lai ASEAN 2024 diễn ra hồi tháng 4 tại Hà Nội, doanh thu kinh tế số năm 2023 của ASEAN ước đạt 100 tỉ USD và sẽ tăng gấp 10 lần trong 7 năm tới, cho thấy tiềm năng lớn của khu vực trong bối cảnh khối này đang hướng tới hoàn tất hiệp định kinh tế số vào năm 2025. Trong đó Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số (DEFA) dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2025, nhiều khả năng đây sẽ là hiệp định kinh tế số tầm khu vực đầu tiên trên thế giới.

Cũng theo Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết, hàng loạt các khoản đầu tư với quy mô không nhỏ cho lĩnh vực công nghệ số rót vào ASEAN gần đây đã thu hút sự chú ý. Khu vực này đã trở nên sành sỏi về công nghệ hơn trong 2 thập kỷ qua. Hiện nay Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất ở ASEAN, với tiềm năng trở thành nền kinh tế số có quy mô lớn thứ nhì vào năm 2030. Với dân số hơn 100 triệu người và tỷ lệ trong độ tuổi lao động gần 70%, nhận thấy tiềm năng mạnh mẽ đối với tiêu dùng công nghệ số của Việt Nam.

istock_000041015294_full-1024x680.jpg
Việt Nam đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở ASEAN.

Xét về tổng giá trị giao dịch (gross merchandise value – GMV), Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia. Chuyên gia ngân hàng HSBC cũng kỳ vọng sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển được hỗ trợ bởi tập khách tiêu dùng đang gia tăng.

Cũng theo báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á (e-Conomy SEA) năm 2023, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở ASEAN với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 20%.

Đặc biệt Chính phủ nhận thức rất rõ những thách thức này và đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ chuyển đổi số của nền kinh tế. Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam hướng tới xây dựng 3 trụ cột gồm: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Theo đó, Chính phủ cũng đề ra một số mục tiêu tham vọng trong những năm gần đây, bao gồm tới năm 2030, giải quyết trực tuyến toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính. Chiến lược quốc gia này đã mở ra nhiều cơ hội trong nhiều lĩnh vực.

Việt Nam kinh tế ấn tượng của khu vực

Phó Tổng thư ký Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ông Satvinder Singh khẳng định: ASEAN đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, tiến từ vị trí thứ năm hiện nay.

Tại hội nghị "Tầm nhìn 2045: Kỷ nguyên ASEAN" mới đây, ông Singh nhấn mạnh GDP của ASEAN đã tăng 51%, từ 2.500 tỉ USD năm 2015 lên 3.800 tỉ USD vào năm 2023, và điều này là minh chứng cho sự phát triển kinh tế ấn tượng của khu vực.

Nổi bật trong năm 2023, thương mại khu vực ASEAN cũng tăng từ 2.300 tỉ USD vào năm 2015 lên 3.500 tỉ USD. Đáng chú ý, thương mại nội khối đạt khoảng 800.000 tỉ USD - con số cao hơn giá trị thương mại giữa ASEAN với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Ông Singh cũng chỉ ra một nét độc đáo trong sự phát triển của ASEAN, khi đây là khu vực có độ "mở" lớn, kết nối với các nhóm kinh tế khác trên thế giới, thay vì thường chỉ giao thương với nhau như Liên minh châu Âu hay Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ. ASEAN hiện là điểm đến lớn nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Nam bán cầu với tổng giá trị khoảng 230 tỉ USD.

Theo dự báo, chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty có lượng khí thải carbon thấp và các hoạt động có giá trị cao sẽ tập trung tại các nước ASEAN. Các ngành như chất bán dẫn, nông nghiệp, thiết bị dữ liệu, khoáng sản và các ngành công nghiệp kim loại sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể.

Chuyển đổi công nghệ và các công nghệ tiên tiến như 5G, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật sẽ tạo ra thêm 8.000 tỉ USD cho khu vực. Sự đi lên của Đông Nam Á diễn ra vào thời điểm thế giới ngày càng chứng kiến xu hướng bảo hộ. Nhiều doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc để tránh sự phụ thuộc quá mức vào một thị trường. Thuế quan tăng cao đối với Trung Quốc cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trong khi chi phí đầu vào như lương của người lao động cũng tăng.

Theo một nghiên cứu mới do Angsana Council, công ty tư vấn Bain &Co. của Mỹ và Ngân hàng DBS của Singapore thực hiện, Đông Nam Á dự kiến sẽ vượt qua Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI trong thập niên tới nhờ vào gia tăng dân số và sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nghiên cứu cho thấy GDP của sáu nền kinh tế chủ chốt (ASEAN-6) dự kiến sẽ tăng trung bình 5,1% hằng năm cho đến năm 2034, vượt qua mức tăng trưởng dự kiến của Trung Quốc là từ 3,5% đến 4,5%.

Trong số các quốc gia, Việt Nam được dự đoán sẽ dẫn đầu với mức tăng 6,6%, tiếp theo là Philippines với 6,1%, trong khi Singapore - nước chậm nhất trong số sáu nước - dự kiến đạt mức 2,5%.

Ông Charles Ormiston, chủ tịch Angsana Council, đã chỉ ra rằng động lực chính của ASEAN-6 đến từ tăng trưởng nội địa mạnh mẽ và các công ty đa quốc gia, đa dạng hóa sản xuất ngoài Trung Quốc.

Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư vào ASEAN của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong khu vực, cũng đang là đối tác thương mại lớn nhất.

"Không chỉ các nhà đầu tư phương Tây tại Trung Quốc mà các nhà đầu tư Trung Quốc hiện cũng đang tìm cách chuyển vốn ra nước ngoài để tránh các hạn chế về thuế quan và các mối lo ngại về an ninh", ông Ormiston nhận định.

Theo Ban Thư ký ASEAN, Mỹ là nguồn FDI lớn nhất của khu vực vào năm 2022 với 37 tỉ USD, chiếm 16,5% tổng số, trong đó phần lớn khoảng 20 tỉ USD đổ vào các ngành sản xuất và tài chính. Trừ các khoản đầu tư trong nội bộ ASEAN, Nhật Bản đứng thứ hai với 27 tỉ USD, tiếp theo là Trung Quốc với 15 tỉ USD.

Trong số các ngành tăng trưởng mới, Thái Lan và Indonesia cũng đang nổi lên như các trung tâm khu vực cho chuỗi cung ứng xe điện. Malaysia, Singapore và Việt Nam đang mở rộng sản xuất chất bán dẫn trên các phần khác nhau của chuỗi giá trị, trong khi khu vực này nói chung đang hưởng lợi từ sự bùng nổ đầu tư vào trung tâm dữ liệu.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội lớn để trở thành nền kinh tế lớn trong khu vực ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO