Kinh tế

Cơ sở thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp

TQ 18/08/2024 15:53

Hiện thực hoá Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành, lĩnh vực thay đổi phương thức làm việc, mang lại các giá trị mới, tạo ra cuộc cách mạng về thông minh hoá, đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.

Sự cần thiết của Luật Công nghiệp công nghệ số

Việc xây dựng dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã và đang thể chế hoá các nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

322fa7e3ec4a14444a962afa4a7688b2-1627121752-1630032550.jpg
Luật Công nghiệp công nghệ số là cần thiết để thúc đẩy ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhấn mạnh về sự cần thiết của Luật Công nghiệp công nghệ số, tại phiên họp thẩm định Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tổ chức tại Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bùi Hoàng Phương nêu rõ: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, xây dựng thể chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), công nghiệp công nghệ số trong nước. Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước gần đây tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, định hướng quan trọng cho việc hoàn thiện thể chế về công nghiệp công nghệ số.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật về công nghiệp CNTT đã được ban hành hơn 17 năm, nhiều quy định chưa điều chỉnh được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn phát triển ngành CNTT như: Chưa có khung pháp lý định hình khái niệm công nghệ số, công nghiệp công nghệ số còn khoảng trống về phát triển dữ liệu số. Vì vậy, việc xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số là cần thiết để thúc đẩy ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo môi trường thuận lợi nhất để “nuôi dưỡng” và phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Đồng thời, dự án Luật cũng được hy vọng sẽ thúc đẩy thông minh hoá các ngành, lĩnh vực thông qua hội tụ công nghệ số vào các hoạt động quản lý, điều hành, sản xuất trong các ngành, lĩnh vực để tối ưu hoá hiệu suất, hiệu quả, năng suất, khả năng tự động thích ứng với sự thay đổi của các ngành, lĩnh vực.

Mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã làm việc với các bộ, ngành có liên quan nhằm lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số trước khi trình lên Chính phủ, Quốc hội. Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 tháng 10/2024 tới đây. Đây là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, góp phần định hình hành lang pháp lý cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này tại Việt Nam.

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Dự án luật đang được tổ chức lấy ý kiến và hoàn thiện.

Hành lang pháp lý Luật Công nghiệp công nghệ số

Đặc biệt trong dự thảo Luật có nhiều điểm quan trọng trong đó có quy định về sản phẩm ứng dụng AI; quy định cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; quy định thúc đẩy ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Về công nghiệp bán dẫn có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng như ưu đãi hỗ trợ đầu tư đặc biệt cho công nghiệp bán dẫn; chính sách thuế, quản lý công nghệ mới và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Lĩnh vực công nghiệp công nghệ số cũng được các chuyên gia cho rằng quan trọng nhất là vấn đề ưu đãi đầu tư, thủ tục đầu tư, chính sách, ưu đãi thuế, các chính sách liên quan.

Đặc biệt, các ý kiến đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hoàn thiện khung pháp lý để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đồng thời bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp công nghệ số, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước. Trong dự thảo tờ trình Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh việc xây dựng dự án Luật công nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.

Từ đó giúp Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam. Góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

Điều này cũng khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Thay thế các nội dung về công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin trong Luật Công nghệ thông tin bằng các nội dung của Luật Công nghiệp công nghệ số. Luật cũng thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành, lĩnh vực thay đổi phương thức làm việc, mang lại các giá trị mới, tạo ra cuộc cách mạng về thông minh hoá.

Theo dự thảo tờ trình, Luật công nghiệp công nghệ số ra đời sẽ giải quyết tồn tại, bất cập trong thi hành quy định về công nghiệp công nghệ thông tin trong Luật Công nghệ thông tin. Từ đó đề xuất chính sách đột phá nhằm thúc đẩy phát triển đồng thời hạn chế những rủi ro nếu có trong các hoạt động công nghiệp công nghệ số.

Quy định pháp luật về công nghiệp công nghệ thông tin được ban hành hơn 17 năm qua, tại thời điểm ngành này mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam. Những quy định này chưa điều chỉnh được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Việt Nam chưa có khung pháp lý định hình khái niệm công nghệ số, công nghiệp công nghệ số.

Có thể khẳng định rằng khi Luật công nghiệp công nghệ số Việt Nam khi được ban hành đây là bước ngoặt giúp nền kinh tế đất nước chuyển dịch các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chủ yếu từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất và làm chủ công nghệ lõi. Từ dó tạo thị trường cho công nghiệp công nghệ số và thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghệ số thiết kế trong nước phát triển.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cơ sở thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO