Cộng đồng ASEAN và những việc cần làm ngay

Hải Minh| 11/12/2015 08:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhận thức về Cộng đồng ASEAN của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và nhân dân còn hạn chế là một trong những thách thức lớn Việt Nam cần vượt qua để tận dụng tối đa cơ hội cũng như hóa giải thách thức trong tiến trình tham gia Cộng đồng ASEAN trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội thảo về Cộng đồng ASEAN. Ảnh: VGP/Hải Minh
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội thảo về Cộng đồng ASEAN, diễn ra sáng 11/12 tại Hà Nội.

Theo điều tra mới đây của một số học giả trong nước cũng như của Ban Thư ký ASEAN, nhận thức về Cộng đồng ASEAN, cơ hội và thách thức từ việc hình thành Cộng đồng của doanh nhân, người dân, sinh viên Việt Nam rất thấp - nhất là so với các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia.

Bên cạnh đó, so với các nước ASEAN-6, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ về quy mô, lạc hậu về công nghệ; doanh nhân, doanh nghiệp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế.

Những thách thức trên đặt ra yêu cầu phải có chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức đoàn thể và nhân dân về Cộng đồng ASEAN cũng như chương trình hành động để thực hiện các mục tiêu cụ thể của Cộng đồng đã đặt ra.

Bộ Ngoại giao - với vai trò là cơ quan điều phối quốc gia về hợp tác ASEAN, sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng Đề án thực hiện, triển khai các chương trình hành động của Cộng đồng ASEAN nhằm tận dụng cơ hội Cộng đồng mang lại cũng như xử lý các thách thức đối với đất nước nói chung, đối với từng ngành nghề, từng địa phương, từng doanh nghiệp.

Theo Phó Thủ tướng, đến thời điểm hiện nay, ASEAN đã thực hiện trên 90% các mục tiêu để hướng tới việc chính thức thành lập Cộng đồng vào cuối năm 2015, đồng nghĩa với việc chúng ta đang sống trong Cộng đồng ASEAN rồi.

Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN là một dấu mốc quan trọng, bước phát triển mới của ASEAN, thể hiện nhận thức chung về sự cần thiết nâng cao khả năng, tận dụng cơ hội để phát triển của từng nước thành viên.

Hội thảo về Cộng đồng ASEAN. Ảnh: VGP/Hải Minh

Đối với Việt Nam cũng như các nước ASEAN, Cộng đồng mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức. Về chính trị, Việt Nam có cơ hội củng cố môi trường hòa bình, hữu nghị khi các nước ASEAN chia sẻ và gắn kết sâu hơn với các lợi ích an ninh của nhau.

Về kinh tế, đất nước có cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế, định vị đất nước vào vị trí tối ưu trong chuỗi sản xuất của khu vực và toàn cầu.

Về văn hóa xã hội, chúng ta có cơ hội thực hiện các chuẩn mực cao hơn về văn hóa xã hội, các tiêu chí về bảo vệ quyền con người, chia sẻ và làm giàu bản sắc văn hóa và xã hội của con người Việt nam.

Việc hiện thực hóa các cơ hội đóng góp thiết thực vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trong đó đóng góp vào việc giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

Phó Thủ tướng cho hay trong 10 năm tới, ASEAN sẽ bám sát 6 định hướng lớn, gồm: Nâng cao hiệu quả và tính thực chất của liên kết ASEAN, hợp tác của ASEAN với các đối tác; đề cao và tăng cường yếu tố luật lệ trong các hoạt động của ASEAN; thúc đẩy sự tham gia của người dân; nâng cao khả năng tự cường của ASEAN trong việc ứng phó, xử lý thách thức và những biến động bất thường; chú trọng yếu tố phát triển bền vững gắn liền với chương trình nghị sự 2030 của LHQ về phát triển bền vững; củng cố vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, đồng thời nâng cao đóng góp và vị thế toàn cầu của ASEAN.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ ngành, địa phương cập nhật triển khai 7 nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 57
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
  • Khi nào nên đưa thông tin người tham chiếu vào CV?
    Một CV được viết tốt giúp làm nổi bật trình độ và thành tích của bạn nhưng người tham chiếu mới là người xác nhận các tuyên bố của bạn và làm tăng độ tin cậy. Tuy nhiên, có những lúc không cần thiết phải đưa người tham chiếu vào CV. Hãy cùng tìm hiểu khi nào nên đưa người tham chiếu vào CV của bạn và khi nào thì tốt hơn là nên bỏ chúng đi ngay sau đây nhé.
  • Mỹ thúc đẩy bổ nhiệm lãnh đạo, ứng dụng American made AI trong các cơ quan liên bang
    Ngày 7/4/2025, Nhà Trắng đã có chỉ thị yêu cầu các cơ quan liên bang bổ nhiệm các giám đốc AI và xây dựng các chiến lược AI.
  • Đẩy nhanh cơ chế sandbox ở Việt Nam
    Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đã được nhiều quốc gia áp dụng hiệu quả cho các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, qua đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ mới. Tại Việt Nam, cơ chế sandbox đã được nghiên cứu và quy định trong một số lĩnh vực, xong việc áp dụng vẫn khá dè dặt.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển báo chí và vận dụng vào phát triển báo chí - truyền thông trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm với báo chí; đặc biệt là định hướng cho sự phát triển của báo chí. Bởi lẽ, sự chú trọng này không chỉ xuất phát từ chính bản thân Người là một nhà báo vĩ đại báo, mà theo Người, báo chí là vũ khí sắc bén của Cách mạng, là đội quân xung kích trong công tác tư tưởng, là một bộ phận cơ bản, quan trọng không thể tách rời trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Cộng đồng ASEAN và những việc cần làm ngay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO