Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp

L.B| 02/12/2015 00:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến được thành lập vào cuối năm 2015 và được đánh giá là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Trước những diễn biến của nền kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua đã mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các nước thuộc khu vực này, trong đó có Việt Nam với vai trò là thành viên của tổ chức.

Sự hình thành và mụctiêu của AEC

Đểđáp ứng yêu cầu phát triển và liên kết các quốc gia trong khu vực thành một khốithống nhất, vào tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký tuyên bố hòa hợpASEAN II (hay còn gọi là tuyên bố Bali II) thống nhất đề ra mục tiêu hình thànhCộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộngđồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC) trên cơ sở giữ vững cácnguyên tắc cơ bản của ASEAN: độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việcnội bộ, đồng thuận và giải quyết hòa bình mọi bất đồng, tranh chấp đồng thời khẳngđịnh ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác bênngoài vì mục đích chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi.

Theodự định của các nhà lãnh đạo ASEAN, AEC sẽ được thành lập vào năm  2015. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh: Cộngđồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của  hội nhập kinh tế trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”.Nếu được thành lập, AEC sẽ là một thị trường chung có quy mô lớn với hơn 600triệu dân, đứng thứ tư về dân số thế giới và tổng GDP hàng năm vào khoảng 2.000tỷ USD và là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Hoạtđộng lớn đầu tiên của ASEAN để triển khai các biện pháp cụ thể trên chính là việccác nhà lãnh đạo các nước thành viên ký Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập cácngành ưu tiên. Có thể coi đây là một kế hoạch hành động trung hạn đầu tiên củaAEC. ASEAN hy vọng hội nhập nhanh các ngành ưu tiên này sẽ tạo thành bước độtphá, tạo đà và tạo ra hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác.

TạiHiệp định này, các nước thành viên đã cam kết loại bỏ thuế quan sớm hơn 3 nămso với cam kết theo Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của AFTA(CEPT/AFTA). Các ngành ưu tiên hội nhập gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa là nôngsản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 2 ngành dịchvụ là hàng không và e- ASEAN  (hay thươngmại điện tử); và, 2 ngành vừa hàng hóa vừa dịch vụ là y tế và công nghệ thôngtin. Tháng 12/2006, tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN, các bộ trưởng đã quyếtđịnh đưa thêm ngành hậu cần vào danh mục ngành ưu tiên hội nhập. Như vậy, tổngcộng có 12 ngành ưu tiên hội nhập (nông sản, ô tô, điện tử, nghề cá, các sản phẩmtừ cao su, dệt may, các sản phẩm từ gỗ, hàng không, thương mại điện tử ASEAN,du lịch, chăm sóc sức khỏe và logistic). Các ngành nói trên được lựa chọn trêncơ sở  lợi thế so sánh  về tài nguyên thiên nhiên, kỹ năng lao động,mức độ cạnh tranh về chi phí, và mức đóng góp về giá trị gia tăng đối với nền kinhtế ASEAN.

Cộngđồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnhvượng và có khả năng cạnh tranh cao trong đó hàng hóa,  dịch vụ, đầu tư sẽ đượcchu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều,đói nghèo và chênh lêch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Kế hoạchtrung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010)- Chương trình hành độngVientian - đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: Tăng cường năng lực cạnhtranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy  tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN. Lợiích mà các thành viên có được khi AEC được hình thành đó là tăng trưởng kinh tếnhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnhmẽ hơn, phân bổ nguồn lực tố hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnhtranh, chú trọng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước. Nhìn chung mụctiêu của AEC nhằm:

-Đưa ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất và thị trường chung

-Phát triển cân bằng giữa các nước thành viên, khắc phục khoảng cách phát triểngiữa các nước trong khu vực.

-Nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt kinh tế của khu vực.

-Đưa kinh tế ASEAN hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

 Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiệnđể xây dựng một  thị trường  ASEAN thống nhất bao gồm: Hài hòa hóa cáctiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủtục hải quan và thương mại và hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ các biện pháp đểxây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao gồm: Củng cố mạng lưới sảnxuất khu vực thông qua nâng cấp  cơ sở hạtầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, và phát triển các kỹ năng thích hợp.Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khaitrong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp định của ASEAN. Như vậy, AEC chính là sựđẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, như Hiệp định khu vực mậu dịchtự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Khu vực đầu tưASEAN (AIA), Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình hộinhập tài chính và tiền tệ ASEAN, v.v.. để xây dựng ASEAN thành “một thị trường vàcơ sở sản xuất thống nhất”. Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khuvực dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN bổsung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự dohơn.

Cơ hội và thách thức củacác doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập AEC

KhiAEC được thành lập sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp khu vực ASEANnói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây là một môi trường kinh tếổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp sẽ được bìnhđẳng như nhau, có cơ hội mở rộng trao đổi thương mại ở một thị trường rộng lớnvà nhiều tiềm năng thu hút đầu tư dựa trên lợi thế không gian của một thị trườngmở. Các rào cản thuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ bằng cách hầu hết các mặthàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, môi trường đầutư thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chiphí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có cơ hộitiếp cận thị trường rộng lớn hơn với các đối tác như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc,Ấn Độ, Australia, New Zealand thông qua các hiệp định thương mại tự do riêng giữaASEAN với các đối tác kinh tế lớn cũng như nỗ lực xây dựng Hiệp định đối táckinh tế toàn diện khu vực (RCEP), từ đó doanh nghiệp Việt Nam có thể tham giasâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Điển hình từ sau 31-12-2015, hầuhết các mặt hàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan0% thông qua các FTA 1 giữa ASEAN với các đối tác. Các mặt hàng xuất khẩu của ViệtNam cũng được hưởng ưu đãi thuế quan 0% khi xuất khẩu sang các thị trường TrungQuốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Môi trường đầu là sức éptừ hàng hóa nhập khẩu, cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN dẫn đếnmột số ngành, một số sản phẩm phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường.

Xuấtkhẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô. Một số mặt hàng tiến bộ hơn khi tạođược giá trị gia tăng nhưng không cao. Nhóm hàng công nghiệp có giá trị giatăng thấp trong khi sản lượng cao vẫn nằm trong nhóm hàng gia công là chính nhưdệt may, da giày, máy vi tính mới chỉ dừng ở gia công, lắp ráp nhóm hàng. Điềuđáng chú ý là thuế quan của nhiều mặt hàng được cắt giảm nhưng rào cản thương mạicó thể bị siết chặt hơn, sau các hiệp định tự do thương mại chắc chắn phát sinhcác rào cản thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó, quy tắc xuất xứcó vai trò đặc biệt quan trọng. Quy tắc xuất xứ yêu cầu ít nhất 40% hàm lượng sảnphẩm làm ra phải xuất xứ từ khu vực ASEAN thì mới được hưởng thuế suất 0%, nếunhập quá nhiều nguyên liệu từ ngoài khu vực thì thuế suất 0% cũng trở nên vônghĩa. Một số trường hợp quy tắc xuất xứ trở thành một biện pháp kỹ thuật thaycho thuế quan.

Trướcviệc mở cửa hội nhập kinh tế như hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ khóđáp ứng được những quy định nguồn gốc nguyên liệu. Bởi vì hiện nay chỉ khoảng20% hàng hóa của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về nguyên tắc xuất xứ trong khi các nướckhác tỷ lệ này nằm ở mức 90% trở lên.

Nhưvậy, khi Việt Nam gia nhập AEC thì thách thức và khó khăn đối với các doanh nghiệpkhá lớn, bởi khi đó mức độ cạnh tranh về hàng tiêu dùng, dịch vụ, thu hút đầutư sẽ ngày càng tăng cao, lợi thế cạnh tranh về sản xuất giá rẻ cũng sẽ giảmđi. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn sàng chủ động để hộinhập.

Kết luận

Trongbối cảnh quốc tế mới và tác động của AEC đối với Việt Nam thì việc nhận diện nhữngcơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết, góp phần địnhhướng những lợi ích và những khó khăn mà AEC sẽ mang lại cho nền kinh tế ViệtNam cũng như các doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào mộtthị trường chung và thống nhất.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO