Công nghệ thành phố thông minh và mối quan tâm về quyền riêng tư

Trương Khánh Hợp, Lâm Thị Nguyệt| 10/09/2019 14:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi khái niệm về các thành phố thông minh ra đời, công dân trên toàn thế giới đã nghĩ về những lo ngại về quyền riêng tư. Và vấn đề này ngày càng thu hút được sự quan tâm của công chúng. Một trong những mối quan tâm lớn nhất của người dùng đã mở ra một cuộc tranh luận bất tận khi những sáng kiến mới được đưa ra ở những nơi khác nhau trên thế giới.

Are Smart Cities Unknowingly Turning Into Surveillance Systems?

Trí tuệ nhân tạo, IoT, học máy và mô hình hóa dựa trên tác nhân đã mang đến một ý nghĩa mới cho các công nghệ, phần mềm và thuật toán thông minh. Nói cách khác, cho dù đó là thùng rác, đèn đường, đèn giao thông hay băng ghế ở khu vực công cộng, bất cứ thứ gì bạn sử dụng đều tạo nên dấu ấn cho chuyển động của bạn.

Đúng là các công nghệ thu thập dữ liệu giúp các thành phố và các tổ chức tư nhân cải thiện các quyết định chính liên quan đến vai trò của họ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, v.v... Nhưng người dân và các chuyên gia về quyền riêng tư cảm thấy điều này là một sự can thiệp vào trải nghiệm cuộc sống của mọi người.

Các cảm biến có làm gián đoạn cuộc sống ở Peterborough hay không?

Cư dân xung quanh ba khu vực ở Peterborough, Vương quốc Anh đang sống trong một môi trường liên tục bị theo dõi bởi các cảm biến. CityFibre, một công ty khởi nghiệp băng thông rộng đã triển khai một loạt các cảm biến nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của cư dân.

Có các cảm biến tiếng ồn, cảm biến đỗ xe gửi cảnh báo nhanh đến cơ quan hành pháp trong trường hợp phát hiện đỗ xe bất hợp pháp, cảm biến theo dõi độ ẩm và ngưng tụ để phát hiện độ ẩm và những cảm biến phát hiện nhiệt thải trong khu vực. Tất cả các dữ liệu này được truyền theo thời gian thực tới Cross Keys Homes.

Big Brother Watch, một tổ chức vận động phi lợi nhuận về quyền riêng tư ở Anh đã thông báo việc thử nghiệm các cảm biến dường như đã biến các khu phố thành khu vực giám sát.

Người phát ngôn của tổ chức phi lợi nhuận tiết lộ rằng nhiều người dân đã cảm thấy khó chịu khi sống xung quanh các cảm biến tiếng ồn và cảm biến đỗ xe. Họ cảm thấy mình bị đối xử như những con chuột thí nghiệm trong một thí nghiệm giám sát. Hội đồng thành phố nên xem xét lại quyết định này một cách khẩn cấp.

Mặt khác, một phát ngôn viên của CityFibre cho biết rằng các cảm biến IoT mới không giám sát dữ liệu cá nhân mà chỉ là dữ liệu môi trường. Các ứng dụng như vậy có khả năng tăng cường sự an toàn và thoải mái trong khi tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm chi phí cho cư dân.

Trong khi người phát ngôn của Cross Keys Homes xác nhận rằng các cảm biến đã được cài đặt sau khi có sự cho phép đầy đủ của cư dân và họ có quyền từ chối nó. Những chi phí tiết kiệm được sẽ được tái đầu tư vào các loại tài sản cũng như xây dựng những ngôi nhà với giá cả phải chăng hơn.

Thử nghiệm này cũng phải đối mặt với những chỉ trích tương tự ở Toronto đối với dự án bờ sông Sidewalk Labs, dự án nhằm mục đích thiết lập một cộng đồng công nghệ cao được trang bị một loạt các cảm biến.

Ann Cavoukian, Giám đốc Quyền riêng tư của dự án đầy tham vọng này đã từ chức sau khi biết rằng không phải tất cả dữ liệu thu thập được từ người dân sẽ không bị tiết lộ. Trong lá thư từ chức của mình, cô nhấn mạnh những lo ngại về quyền riêng tư đối với các thành phố thông minh là lý do khiến cô rời đi.

Hiệp hội Tự do Dân sự Canada đã đưa ra quan ngại rằng dự án sẽ xâm phạm quyền riêng tư của người dân và đã khởi kiện chính phủ Canada và chính quyền địa phương.

Theo dõi hành trình di chuyển tại London

Một thử nghiệm khác được Transport for London (TfL) khuyến khích cho thấy kế hoạch theo dõi hành trình của hành khách trên mạng bằng WiFi và địa chỉ MAC của thiết bị. Một dự án thí điểm tương tự đã được thực hiện vào năm 2016.

Theo báo cáo, TfL sẽ sớm bắt đầu theo dõi và phân tích chuyển động của hành khách đi lại bằng cách theo dõi các thiết bị di động của họ khi đi qua mạng lưới Tàu điện ngầm London, bao gồm khoảng 260 trạm.

TfL tuyên bố rằng dữ liệu được thu thập sẽ hỗ trợ cải thiện các dịch vụ vận tải, bằng cách hiểu rõ hơn về các tuyến đường chính xác mà hành khách thực hiện. Xa hơn nữa, người dân sẽ được cung cấp thông tin giúp họ lên kế hoạch đi lại bằng cách tránh sự chậm trễ và tắc nghẽn.

Tuy nhiên, chuyên gia về quyền riêng tư, giáo sư Earke Boiten, giám đốc Viện Công nghệ Cyber ​​tại Đại học De ​​Montfort, Leicester đã nêu lên một số mối quan tâm về quyền riêng tư. Mặc dù dự án thí điểm năm 2016 đã được thực hiện, một số chuyên gia cho rằng các thử nghiệm như vậy là một cuộc xâm lược quyền riêng tư nghiêm trọng khi thu thập những thông tin về các chuyến đi mà người dân đang thực hiện.

TfL đã yêu cầu người dân tắt Wifi trên điện thoại hoặc đặt điện thoại của họ ở chế độ máy bay khi đi qua trạm - nếu họ không muốn bị ghi lại hành trình của mình. Nhưng như giáo sư Boiten nhận xét: đây không phải là một phương pháp có thể chấp nhận được, nó cũng đặt ra một câu hỏi là nếu hành khách cần truy cập WiFi khi đi du lịch. Về mặt tích cực, có một tùy chọn cho phép mọi người không đăng ký sử dụng WiFi miễn phí. Nhưng một nhược điểm là quá trình đăng ký WiFi có thể làm suy yếu khả năng bảo vệ được tích hợp trong hệ thống.

Theo như những công dân tại đây, họ có xu hướng chấp nhận sự hiện diện của các công nghệ như vậy - một cách thờ ơ. Tất nhiên, có những lo ngại tái diễn về quyền riêng tư khi họ nhận thấy điều đó.

Privacy Concern - What Is Surveillance Technology Capturing?Điều gì sẽ xảy ra nếu con người thực sự có thể nhìn thấy những gì Công nghệ giám sát đang thực hiện?

Liệu con người nên nhận thức được cách các máy giám sát thực sự làm việc và những khả năng mở rộng của chúng là gì?

Các máy giám sát tuân thủ một quá trình từng bước để có được dữ liệu. Ví dụ, một hệ thống trí tuệ nhân tạo của mắt thần trong máy giám sát giả định diễn giải một môi trường vật lý và có thể tạo ra một hồ sơ cá nhân.

Quá trình bắt đầu với việc dữ liệu được thu thập từ một số thiết bị được kết nối với nhau như điện thoại thông minh, micrô, camera quan sát, cảm biến… Sau đó, nó phân tích dữ liệu và sắp xếp trực tiếp từ môi trường vật lý. Điều này bao gồm việc thiết lập, thu thập thông tin từ môi trường xung quanh, số lượng người có mặt bên trong, ngôn ngữ được sử dụng, giọng nói, giới tính và các loại cuộc trò chuyện. Tiếp theo, nó nội suy dữ liệu này với những gì có thể được tìm thấy về từng cá nhân trực tuyến – như thông qua phương tiện truyền thông xã hội, các bài đăng trực tuyến, cơ sở dữ liệu và trang cá nhân.

Cuối cùng, cỗ máy trí tuệ nhân tạo có thể thu thập tất cả dữ liệu và tạo ra một hồ sơ chính xác của một cá nhân được nhắm mục tiêu - cho thấy sự kết nối về các quan hệ gia đình, các mối quan hệ cá nhân, tuổi thọ, năng suất và đóng góp của cá nhân cho xã hội trên cơ sở tài chính và xã hội.

Làm thế nào các thuật toán có thể hiểu một môi trường vật lý đang được một số tổ chức nghiên cứu và khám phá. Trong thế giới thực, khối lượng dữ liệu được phát hiện bởi các cảm biến, và tiềm năng tính toán của các thuật toán để xử lý thông tin đã tạo ra một bức tranh lớn hơn và nhiều sắc thái hơn về môi trường đô thị.

Vì vậy, có vẻ như các thành phố thông minh mà con người đang sống không thực sự thông minh đối với người dân. Để giải quyết vấn đề này, một giải pháp khả thi được đưa ra chính là khi người dân trong không gian đô thị được biết về cách thức các công nghệ giám sát này thực sự hoạt động. Bằng cách này, mọi người sẽ có thể quyết định dữ liệu nào họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ và cách họ có thể bảo vệ quyền riêng tư của mình khi di chuyển quanh thành phố, sử dụng các tiện nghi công cộng hoặc cư trú trong các ngôi nhà được lắp cảm biến.

Một giải pháp mở rộng cho các mối quan tâm về quyền riêng tư chính là việc áp dụng tính minh bạch dữ liệu để người dân có thể cảm thấy thoải mái hơn tại nơi họ sinh sống, làm việc và vui chơi. Nhưng thực sự chính quyền địa phương là những người cần phải hành động đầu tiên.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Công nghệ thành phố thông minh và mối quan tâm về quyền riêng tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO