Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào công nghệ bán dẫn không chỉ là xu hướng mà đã và đang trở thành yếu tố quan trọng trong việc định hình tương lai của ngành công nghiệp này.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, lĩnh vực “số” của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, trong đó, đại diện là các doanh nghiệp số đang triển khai chuyển đổi số tại nhiều quốc gia.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên đủ khả năng cả về chất lượng và số lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Phấn đấu đến năm 2050 có đội ngũ nhân lực, gia nhập chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Viettel thiết kế thành công con chip phức tạp nhất đến nay của Việt Nam dựa trên nền tảng nghiên cứu phát triển trong nhiều năm, và con chip này tiếp tục để lại những bài học kinh nghiệm cho chặng đường tiếp theo.
Làn sóng bán dẫn tại Việt Nam đã tăng tốc kể từ năm 2023 khi nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… đến Việt Nam và bày tỏ mong muốn đầu tư.
Tập đoàn Công nghệ CMC đã tham gia Triển lãm Ngành Công nghiệp Bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Vietnam), diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) Hòa Lạc, Hà Nội với nhiều dấu ấn.
Theo Chủ tịch Hội đồng tư vấn khu vực Đông Nam Á của Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI), từ thiết kế mạch tích hợp, lắp ráp, thử nghiệm đến đóng gói, Việt Nam đang có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn.
Trong một thế giới mà trí tuệ nhân tạo (AI) đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, việc thành thạo các công cụ AI sẽ mang lại cho giới trẻ nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Nhu cầu nhân lực trong ngành blockchain và AI đang rất lớn với môi trường làm việc quốc tế linh hoạt, thu nhập cao…
Theo bà Linda Tan, Chủ tịch SEMI Đông Nam Á, SEMIExpo Viet Nam 2024 đóng vai trò là nền tảng cho sự hợp tác, đổi mới và quan hệ đối tác chiến lược của ngành bán dẫn Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi (quan hệ sản xuất) hơn là cách mạng về công nghệ (lực lượng sản xuất).
Công nghiệp bán dẫn đang được coi là trụ cột quan trọng của nền kinh tế số. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang tích cực mở cửa chính sách, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển ngành công nghiệp này.
Ngày nay rất khó để tìm ra thiết bị nào không chứa linh kiện bán dẫn. Các tiến bộ khoa học công nghệ sẽ không thể hiện thực hóa được nếu thiếu những con chip. Chip đang đóng vai trò là một nguồn “tài nguyên” đảm bảo cho công nghiệp điện tử, nền kinh tế số phát triển.
Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã cho thấy rõ các lợi ích sâu sắc và lâu dài đối với ngành công nghiệp bán dẫn điện tử, vừa là đầu ra của ngành công nghiệp chip bán dẫn, vừa góp phần đảm bảo tự chủ và tự cường, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Theo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Việt Nam sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu theo cách X + 1. Đây là điểm khác biệt trong tư duy chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Chiều 22/9, tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự buổi Tọa đàm “Hợp tác phát triển Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ bán dẫn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Toạ đàm do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn FPT và Tập đoàn đầu tư Rosen Partner (Hoa Kỳ) tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.